Không phải ngẫu nhiên mà Chăm Lan lại đề cập tới những loài lan này. Hiện nay có nhiều gia đình rất thích trồng lan nhưng lại không biết loại nào dễ trồng, nhất là những gia đình chưa có điều kiện làm giàn lan. 27 loài lan dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn có thể chinh phục sắc đẹp hoa lan dưới ánh mặt trời:
Huyết nhung – loài lan chịu được nắng 100%
Lan huyết nhung được nhiều gia đình trồng cực kì đơn giản mà không cầu kì giá thể hay phân thuốc. Bạn có thể thấy chúng được trồng như lan bờ rào: trồng bám vào thân cây cau, tường bao, bò lên cột điện, sống bám dọc trong các loài cây thân gỗ thưa lá,…
Lan huyết nhung có thể chịu nắng 100%, càng nắng chúng mới sai hoa và rực rỡ. Loài lan này được bán khá rẻ theo bó hoặc theo cân, giá khoảng chỉ khoảng 50k/kg. Huyết nhung có 2 màu là lan huyết nhung vàng và lan huyết nhung đỏ ( hay còn được gọi với cái tên là phượng vỹ ).
Huyết nhung đỏ – loài lan ưa nắng quốc dân
ĐẶT MUA HẠT GIỐNG HOA LAN TẠI ĐÂY
Huyết Nhung vàng
Huyết nhung vàng không mấy phổ biến ở vùng đồng bằng, tuy nhiên nó là loài lan mọc rất nhiều ở khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam. Nói đến lan phượng vỹ ai cũng biết nhưng huyết nhung vàng thì chắc đếm trên đầu ngón tay. Thực ra chúng là anh em với nhau mà. Tôi thấy nó cũng khá dễ thương đó chứ !
Lan vảy rồng chịu nắng cực đỉnh, phù hợp cho trồng trên ban công
Lan vảy rồng chịu nắng 100%. Đây là loài lan cực kì nên trồng bởi chúng không cầu kì bạn tưới tắm hay phân thuốc gì cả, đặc biệt là chúng rất thích tắm nắng. Lan vảy rồng bạn chỉ cần ghép vào gỗ, càng chắc càng tốt hoặc dớn, treo ra bóng cây đến khi bám rễ rồi có thể cho ăn nắng dần dần. Tôi trồng lan vảy rồng ít khi tưới lắm, một năm chắc đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt loại này ưa nắng, chịu khô nên tôi chọn vị trí cao nhất giàn. Tuy nhiên trồng loại này các bạn nên trồng hàng giề để nhanh ngắm hoa, không nên tách nhỏ cây sẽ dễ chết và phát triển không mạnh.
Xem chi tiết: Cách trồng lan vảy rồng trên ban công nhà phố
Lan phi điệp chịu nắng lên đến 70-80%
Chắc chắn không thể bỏ qua lan phi điệp, một loài lan có thể chịu được 80% nắng. Lan phi điệp cũng có thể treo cao trên giàn để chúng vừa đón nắng, vừa đón gió cho sự phát triển tốt nhất. Với loài phi điệp nếu không đủ nắng thân sẽ èo ọt, không mập mạp và khó ra hoa. Tuy nhiên nó cũng không chịu đựng được 100% nắng dưới cái nắng mùa hè 39 40 độ của miền Bắc. Dưới 1 lớp lưới đen chắc là ổn áp rồi.
Xem thêm: Cách trồng lan phi điệp
Trầm tím
Cũng tương đối giống với lan phi điệp, lan trầm có sức sống rất tốt và chịu nắng ổn. Bạn có thể trồng lan trầm dưới 1 lớp lưới đen là thích hợp. Lan trầm tím là loài lan quốc dân, thân thủ đẹp, rất đáng để sưu tập trong vườn lan nhỏ của mình.
Tìm hiểu thêm về: Lan trầm hương
Long tu
Cũng tương tự với 2 loài lan trên, lan long tu trồng rất ưa nắng. Dưới ánh nắng thân chúng mới căng tròn mập mạp và cho hoa to, màu đẹp. Mặc dù lan long tu đá rất khó thuần nhưng long tu lào lại là loài lan dễ trồng, dễ chơi, hoa đẹp không thể thiếu trong vườn nhà.
Lan long tu trồng như thế nào?
Hoàng thảo vôi
Hoàng thảo vôi cũng không ngoại lệ. Từ cách trồng đến chăm sóc lan hoàng thảo vôi giống như lan long tu.
Hoàng lạp là một trong những loài lan chịu nắng tốt
Lan hoàng lạp cũng là một trong nhiều loại lan có thể chịu nắng rất tốt. Khi đủ nắng thân của chúng khá ngắn, to tròn nhìn rất đẹp. Nếu không đáp ứng đủ nắng, hoàng lạp cũng khó ra hoa, hoa không sai bông và nhanh tàn.
Sơn thủy tiên
Sơn thủy tiên là loài lan đột biến của hoàng lạp, chính vì vậy chế độ chăm sóc của chúng giống hoàn toàn với hoàng lạp. Bạn có thể trồng chúng ăn nắng trực tiếp nhưng lưu ý phải cho ăn nắng dần dần cho quen, tránh cây bị cháy nắng.
Thập hoa
Hoàng thảo thập hoa chịu nắng rất tốt. Bạn có thể trồng chúng cho ăn nắng dưới 1 lớp lưới, thân cây sẽ mập mạp, mà không lo cháy nắng.
Hương vani
Dạng đột biến nữa của hoàng thảo thập hoa đó chính là hương vani. Vốn dĩ nó có tên như vậy là do mùi hương giống mùa của vani. Bạn có thể trồng loài này y hệt như với hoàng thảo thập hoa.
Hoàng phi hạc
Hoàng phi hạc có thân mập mạp, dự trữ nước tốt và chịu nắng rất giỏi. Chính vì vậy bạn không thể bỏ qua loài lan này nếu muốn trồng các loài lan chịu được nắng.
Ngọc thạch 3 màu
Một trong những loài lan hoàng thảo có thể chịu được nắng không thể bỏ qua ngọc thạch. Ngọc thạch có thân cứng cáp, căng tròn tích trữ nước tốt. Dưới điều kiện nắng tương đối ( khoảng 70-80%) thì ngọc thạch phát triển rất nhanh, tạo điều kiện nắng thấp hơn cho những loài lan bên dưới.
Đùi gà tròn
Hoàng thảo đùi gà tròn chịu nắng cực tốt. Nhiều bạn cho rằng đùi gà tròn khó thuần, nhiều bạn cho rằng dễ thuần. Thực ra loại này không khó như các bạn nghĩ, ngược lại các bạn trồng đúng nguyên tắc thì cực kì dễ sống. Loại này các bạn cứ trồng bó vào gỗ hoặc thân cây cau còn sống, phải đảm bảo cây có thể ăn nắng toàn bộ từ gốc đến ngọn. Chúng ưa nắng, chịu được hạn, gốc phải cực thoáng thì mới tồn tại lâu được. Đùi gà tròn mà lấp gốc, dính mưa vài hôm là đảm bảo đi cả chậu.
Denro – loài lan phổ biến trồng trên ban công, sân thượng
Dòng lan denro cực kì thích nắng, thậm chí ăn nắng 100% luôn. Denro cũng có nhiều loại: denro nắng, denro màu, denro mini với rất nhiều màu sắc và khuôn bông khác nhau. Đặc biệt nhất là denro nắng có thể chịu nắng 100%, cây cao lớn đến 1-2 mét và cho hoa rất sai. Mặc dù là lan công nghiệp nhưng loại này rất đáng để trồng. Mặc dù vậy thì bạn vẫn nên trồng denro dưới 1 lớp lưới tránh nắng cho cây tránh nhiệt độ cao làm bỏng lá.
Với dòng lan denro nắng có kích thước thân lá tương đối khủng, thường được mệnh danh là loài lan bờ rào nên thường chúng sẽ được trồng ở chậu có kích thước lớn và đặt ở bờ tường hay hiên nhà nơi có nhiều ánh nắng.
Hạc vĩ
Hạc vĩ có thể chịu nắng được nhưng với cường độ thấp hơn ( khoảng 60-70%). Do vậy chúng thường được treo bên dưới 1 lớp lưới đen hoặc dưới tán cây thưa. Loại này chịu nắng được nhưng cần phải thích nghi dần dần tránh hiện tượng bỏng lá, héo cây.
Mokara
Mokara là loài lan chịu nắng 100% với giá thể cực kì đơn sơ. Vốn dĩ loại lan này phổ biến và sai hoa nên được trồng làm lan cắt cành. Mokara thường được trồng với giá thể xơ dừa, vỏ lạc và vỏ thông. Với những cọc tre hay ống nước, mokara bám vào và vươn lên đón lấy ánh mặt trời. Đây là loài lan chịu nắng rất tốt, thậm chí không đủ nắng sẽ không cho hoa.
Chi tiết hơn: Nhận biết và cách trồng lan mokara cắt cành
Lan vũ nữ – càng nắng càng khỏe
Vũ nữ là một trong những loài lan có tốc độ đẻ rất nhanh, chịu nắng rất tốt và sai hoa. Loài lan này có giá cũng rất mềm cho mọi người đều có thể sở hữu. Với một nhánh nhỏ vũ nử thôi thì sau vài năm bạn đã sở hữu cho mình một chậu lan vũ nữ siêu to khổng lồ.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng lan vũ nữ
Vanda
Loài lan Vanda với thân lá cứng cáp, hiên ngang hóng gió trời và đón nắng. Đây là loài lan có sức sống mãnh liệt nên bạn không cần lo, cứ trồng kiểu gì cũng sống.
Cẩm cù
Thực ra loại này gọi là lan vậy thôi chứ chúng không thuộc họ nhà lan mà thuộc họ nhà thiên lý. Dù vậy loài này cho hoa rất đẹp, đáng để trồng. Nếu không đủ ánh nắng thì cẩm cù phát triển rất èo uột, lá nhỏ và mỏng, nhìn không có sức sống. Loài này chịu nắng 100% nha anh em, và đặc biệt là nó thích bò, leo.
Lan kiếm lô hội
Những người chơi lan lâu năm hẳn không thể bỏ qua lan kiếm lô hội, một loài lan phát triển thành từng bụi cực to lớn. Loại này phát triển rất tốt, ít bị sâu bệnh và chịu nắng 100%. Tôi thấy hầu như nhà nào chơi lan cũng đều sở hữu giống lan này.
Lan kiều cực kì ưa nắng
Những loài lan kiều rất ưa nắng ( trừ kiều dẹt) và thoáng gió. Nhìn chung loại nào thân lá càng cứng, càng dày thì chịu nắng càng tốt. Do đó kiều tím là loại lan kiều chịu nắng tốt nhất mà bạn có thể cân nhắc để trồng trong vườn nhà.
Tham khảo thêm:
Hồ điệp rừng là một trong những loài lan chịu được nắng cực tốt
Tôi đã từng mất đến 6-7 năm để trồng hồ điệp rừng mà chúng mãi không ra hoa. Ngược lai khi tôi chia sẻ giống cho người khác thì chỉ sau 1 mùa là ra hoa. Mãi về sau tôi mới biết là do tôi trồng chúng ẩm quá, râm mát quá nên chúng chỉ tốt lá, đẻ con mà không ra hoa. Hồ điệp rừng ưa sáng, chịu được 80-90% ánh sáng, hoa sai và bền rất đáng trồng.
Bạn có thể thích: Cách trồng lan hồ điệp
Lan ống điếu chịu nắng 100%
Nhiều người trồng lan ống điếu hay phàn nàn với tôi là chúng không có hoa, mặc dù cây rất lực, lá xanh tốt im nhưng mà lì lợm không cho hoa. Đa phần nguyên nhân chúng không có hoa đó chính là chúng được treo nơi có ít ánh nắng, không phải la fmooi trường lý tưởng để chúng có thể cho hoa. Nhiều loài lan sẽ không cho hoa nếu không đáp ứng được nhu cầu ánh sáng của nó, trong đó ống điếu chính là 1 ví dụ.
Lan ống điếu có thể chịu nắng lên đến 100%, rất thích hợp cho chúng ta trồng ngoài ban công, hiên nhà hay trên sân thượng. Nếu bạn đang thắc mắc loài lan nào có thể chịu được nắng nóng tốt thì ống điếu chắc chắn không thể bỏ qua.
Quế tím
Bạn đã từng được sờ vào cây quế tím bao giờ chưa? Cực ngắc và lá cực dày. Chính vì thế mà nó cũng có thêm cái tên là giáng hương lá dày. Loại này có thể trữ nước, ăn nắng mạnh khoảng 80-90%. Do vậy loại này bạn cũng có thể cân nhắc để bổ sung sự đa dạng cho vườn lan nhà mình. Hiện nay quế tím thường được bán theo bó hoặc theo cân, khoảng 120-150k/kg.
Hoàng thảo thái bình
Điều dễ phân biệt hoàng thảo thái bình với các loại lan hoàng thảo khác chính là kích thước to lớn ( thường là dài đến 1m, trưởng thành có thể cao hơn), thân cây xanh với các sọc tím đặc trưng. Chúng thường được trồng trong các chậu lớn và đặt dưới đất thay vì treo trên giàn. Loại này cũng ăn nắng 100% nha các bác.
Long nhãn
Hoàng thảo long nhãn thân khá dài, to tròn và cứng ngắc. Lá loài lan này cũng tương đối cứng dễ phân biệt với các loại khác. Hoàng thảo long nhãn chịu nắng khá tốt, thậm chí 100% nắng. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất thì cứ 80% nắng là ổn.
Hoàng thảo kim thoa
Cũng tương tự với hoàng thảo long nhãn, kim thoa là loài lan rất ưa nắng. Kim thoa thường được trồng vào chậu và đặt ở vị trí tương đối nắng trong giàn lan. Hoàng thảo kim thoa có giá khá rẻ, bạn có thể chọn mua trên các group bán lan.
Như vậy, với 27 loài lan này chắc chắn sẽ là một gợi ý hữu ích cho bạn có thể xây dựng được một vườn lan nho nhỏ cho gia đình. Bạn còn biết loài lan nào nữa, hãy comment dưới đây để chúng tôi hoàn thiện thêm nhé!
Xem thêm: