Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Nhận biết và cách trồng lan hoàng lạp đơn giản trong một nốt nhạc

Nhận biết và cách trồng lan hoàng lạp đơn giản trong một nốt nhạc

Hoàng lạp có những chùm hoa vàng tươi rất bắt mắt

Lan hoàng lạp là một trong rất nhiều loài lan được mọi người ưa thích. Đặc biệt, với sắc vàng tươi và chùm bông sai hoa, hoàng lạp rất nổi bật trong vườn lan cạnh nhà. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người không phân biệt được lan hoàng lạp với các loại lan khác do màu vàng bông khá phổ biến. Vậy cách nhận biết lan hoàng lạp như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nhận biết lan hoàng lạp qua thân lá

Cách nhận biết lan hoàng lạp

Cách nhận biết lan hoàng lạp

Hoàng thảo hoàng lạp có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum, thuộc họ thủy tiên. Chính vì thế, hoàng lạp còn có nhiều tên gọi khác nữa là thủy tiên hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng.

Lan hoàng lạp là lan hoàng thảo với nhiều hành giả cứng, căng tròn bóng hoặc có nhiều rãnh dọc thân. Gốc hoàng lạp thóp bé, thân phình to ở giữa và tóp nhỏ ở đầu ngọn. Ở vị trí đầu ngọn thường có 2-7 lá thuôn dài khoảng 7-15cm, rộng 2- 3cm. Hoàng lạp là lan rễ chùm, bám chắc vào cây dớn hay trên các cành cây trong rừng.

Hoàng lạp có nhiều kiểu thân lá khác nhau. Nếu thiếu nước chúng sẽ có thân còi cọc khá tương đối ngắn. Theo thời tiết thì hoàng lạp cũng có sự thay đổi: Cuối thu đến đầu xuân hoàng lạp tích trữ nước vào thân rất nhiều nên thân trở nên căng bóng và mập mạp, các rảnh sẻ dọc thân cũng vì thế không nhìn rõ nữa.

Nhận biết lan hoàng lạp qua mặt hoa

Hoàng lạp có những chùm hoa vàng tươi rất bắt mắt

Hoàng lạp có những chùm hoa vàng tươi rất bắt mắt

Hoa hoàng lạp thường mọc ra ở các nách lá đầu cành. Thuộc họ thủy tiên nên hoàng lạp cho hoa dạng chùm, bông thưa hơn kiều rất nhiều. Mỗi chùm hoa hoàng lạp có từ 8-15 bông, các hoa mọc khá thưa nhau. Hoàng lạp cho màu bông vàng tươi, bông to khoảng 3-4cm, hoa khá bền trong khoảng một tuần đến 10 ngày. Hoa hoàng lạp khá giống với lan kim điệp nhưng thân của chúng hoàn toàn khác nhau.

Hoàng lạp có một loại đột biến được nhiều người săn lùng rất nhiều là sơn thủy tiên:

Sơn thủy tiên - dạng đột biến của hoàng lạp

Sơn thủy tiên – dạng đột biến của hoàng lạp

Hoa thủy tiên chỉ khác hoàng lạp ở họng nâu đen hay sọc đỏ mà thôi, còn lại thân và lá không thể phân biệt với lan hoàng lạp. Chúng ta cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của lan hoàng lạp nhé!

Bạn nên lưu ý, hiện nay khá nhiều người chơi lan nhầm lẫn giữa lan hoàng lạp và lan sơn thủy tiên, lan vảy rồng, kim điệp xuân… do hoa của chúng khá giống nhau. Nếu bạn để ý kĩ một chút cả thân và lá sẽ thấy chúng rất dễ nhận biết!

Hướng dẫn cách trồng lan hoàng lạp

Giá thể trồng lan hoàng lạp

Đây là loài lan khá dễ trồng, dễ sống nên bạn không phải lo lắng quá. Mình thì ghép xong treo ngoài vườn cứ nước lã tưới là thấy nó tốt um rồi. Bạn có thể trồng lan hoàng lạp ghép gỗ, ghép lũa, ghép dớn hoặc trồng chậu đều được hết.

Giá thể trồng lan phù hợp trồng hoàng lạp chủ yếu là gỗ, vỏ thông, than củi, viên đất nung và dớn vụn/ dớn cọng. Bạn lưu ý trước khi ghép cây cần phải xử lý giá thể thật kĩ nhé!

Xử lý giống trước khi trồng

Lan hoàng lạp khi mua về các bạn cũng cần xử lý cắt bỏ các lá dập nát, thối hoặc có biểu hiện bệnh quá nặng không thể chữa trị. Bộ rễ cũng vậy, bạn cần cắt bỏ các rễ hỏng, nên cắt ngắn đễ rễ mới ra khỏe hơn, nhanh bám vào giá thể hơn. Sau đó bạn sử dụng keo liền sẹo bôi vào các vết cắt cho chúng khô lại.

Bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là xử lý nấm bệnh và kích rễ cho cây. Nếu cầu kì bạn có thể tách riêng xử lý nấm bệnh bằng Ridomil gold hoặc physan, sau đó để khô và kích rễ bằng Vitamin B1 hoặc n3m cho cây. Còn nhanh chóng thì tôi hay dùng chế phẩm Hùng Nguyễn cho nhanh, ngâm khoảng 20 phút rồi vớt, để cho khô là ghép thôi.

Cách trồng cây hoàng lạp

Bạn cứ ghép bình thường vào dớn bảng hay gỗ, lũa thôi, không cần lót dớn mềm hay xơ dừa vào đâu, loại này chịu khô tốt lắm. Các bạn nhớ phải cố định gốc cây thật chặt, không để tình trạng xộc xệch để cây nhanh ra rễ.

Đối với hoàng lạp ghép chậu, tôi hay lót một miếng xốp dưới đáy chậu, sau đó trải vỏ thông cỡ ngón chân cái lên, rồi cỡ nhỏ dần. Đến khoảng 3/4 chậu thì bạn đặt cây lan lên, cố định vào chậu, sau đó rải giá thể nhỏ lên mặt chậu là được.

Ghép xong bạn nên treo chỗ mát, hôm sau rồi tưới đẫm cho cây nhé. Mới trồng các bạn chỉ nên treo ở chỗ thoáng, nắng khoảng 40% là được. Sau 2-3 tháng cây đã thích nghi và ra rễ ổn thì bạn có thể đưa ra giàn được rồi.

Cách chăm sóc lan hoàng lạp

Lan hoàng lạp là loài ưa nắng, chịu nắng khá tốt ( 70-80% nắng) nên bạn có thể treo chúng ở tầng trên cùng của giàn lan, bên dưới lớp lưới đen khoảng 1m là ổn.

Cây ưa ẩm vừa phải. Giá thể như mình đề xuất nó cũng giữ ẩm tương đối, mỗi ngày mình tưới 1 lần là ổn.

Chế độ phân bón: hoàng lạp cần chế độ phân bón không quá cầu kì. Bạn có thể sử dụng phân bón hữu cơ, phân dê, phân bò khô đã qua xử lý.

Bạn cũng có thể sử dụng phân bón vô cơ như phân tan chậm, phân rynan cho cây cũng đều được. Lưu ý mỗi giai đoạn khác nhau thì hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón khác nhau. Tôi thì thường sử dụng phân bón giàu đạm ở nửa mùa xuân cho cây. Đến gần cuối mùa xuân thì dùng phân bón có hàm lượng đạm thấp hơn giúp cây ra hoa khỏe và sai hơn. Khi cây bắt đầu nhú nụ thì ngừng bón phân. sau 1 tuần cây hoa tàn thì bắt đầu dùng lại phân bón nhiều đạm và lân cho cây phục hồi. Đến tầm tháng 9-10 ( cuối mùa thu) thì bắt đầu ngừng bón phân vì lúc này cây hầu như không cần nhiều dưỡng chất để phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây: Hoàng lạp hay mắc bệnh nấm trắng, rệp và bệnh đốm đen. Các bạn chú ý theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời nhé!

Xem thêm:

Loading...