Skip to content
Trang chủ » Hướng dẫn bạn cách trồng phong lan kiều chuẩn đét

Hướng dẫn bạn cách trồng phong lan kiều chuẩn đét

Phong lan kiều vuông cho màu trắng tinh khôi rất đẹp

Phong lan kiều trồng như thế nào cho chuẩn nhất, phát triển nhanh nhất mà tránh được sâu bệnh vẫn luôn là điều mà ai ai chơi lan đều mong muốn. Với mỗi loại lan kiều chúng ta lại có cách trồng sao cho phù hợp để chúng có thể phát triển ổn nhất. Bài viết hôm nay chăm lan sẽ chia sẻ cho các bạn cách trồng phong lan kiều sao cho chuẩn nhất qua kinh nghiệm thực tế, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Đôi điều về đặc tính phong lan kiều

Trước hết, khi trồng lan chúng ta phải hiểu được đặc tinh của nó mới có thể chăm sóc phù hợp. Và phong lan kiều ( thủy tiên) cũng không phải là ngoại lệ. Đa số các loài phong lan kiều đều ưa thích giá thể ẩm nhưng đảm bảo được độ thoáng, ưa nắng với nền nhiệt từ 20 đến 35 độ ngoại trừ lan kiều dẹt ưa nền nhiệt mát mẻ hơn một chút ( từ 20 đến 28 độ C). Lan kiều ưa nắng tầm 60-70% nên treo dưới 1 lớp lưới xanh là ổn.

Phong lan kiều có nhiều loại từ kiều vàng, kiều vuông, kiều tím, môi tua, dẹt, mỡ gà và chúng có đặc tính tương đương nhau, do đó bạn có thể dễ dàng thuần hóa được chúng. Đơn giản như bạn thấy lan thủy tiên phân bố khắp cả nước, khí hậu nào nó cũng có thể thích nghi được, do đó bạn chỉ cần trồng cho nó sống là dễ dàng cho hoa khi cây đã quen khí hậu và có đủ chất dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa.

Hiện nay có rất nhiều cách trồng lan kiều, phổ biến nhất là trồng chậu hoặc trồng gỗ, dớn, lũa. Trước khi trồng lan kiều, bạn lưu ý cần phải xử lý giá thể và xử lý cây lan để hạn chế được mầm bệnh:

Cách trồng phong lan kiều vào chậu

Đây là cách trồng lan kiều phổ biến nhất mà nhiều người áp dụng. Trồng lan kiều vào chậu vừa có thể tiết kiệm được diện tích trồng, vừa giúp cây giữ ẩm tốt, phát triển nhanh, vừa dễ dàng di chuyển đi xa. Tuy nhiên ghép lan kiều vào chậu bạn cần lưu ý chế độ nước để tránh cây bị úng nước.

Giá thể chúng ta có thể trồng là vỏ thông, dớn cọng, than củi, đá bọt, viên đất nung, mùn cưa, rêu, xơ dừa… Nếu để nói về giá thể phù hợp nhất, bản thân tôi luôn lựa chọn dớn cọng, vỏ thông, than củi và rêu trộn chung với nhau. Đây là hỗn hợp giá thể mà tôi nhận thấy cực kì phù hợp, dễ dàng trồng cây cho hiệu quả cao.

Một chậu phong lan kiều vuông
Một chậu phong lan kiều vuông

Đối với phong lan kiều, tôi chọn giá thể như sau: vỏ thông + than củi cỡ lớn khoảng ngón chân út lót dưới đáy chậu ( Các bạn nên làm một miếng xốp loại không hút nước lót xuống đáy chậu, vừa tiết kiệm giá thể, vừa giúp thoát nước tốt, nhẹ giàn). Lớp tiếp theo bao gồm dớn cọng trộn cùng với vỏ thông. Lớp trên cùng là rêu trộn vỏ thông cỡ nhỏ. Bạn hãy cố định dây treo vào chậu rồi bắt đầu ghép lan kiều lên sao cho phần rễ của lan kiều vừa chạm mặt giá thể.

Ghép lan kiều vào miếng dớn
Ghép lan kiều vào miếng dớn

Bạn có thể tách lan kiều theo từng hướng 2-3 thân để có thể nhân giống chúng một cách nhanh nhất. Cố định nó vào một miếng dớn thế này giúp cây bắn rễ nhanh chóng mang không sợ cây bị lay gốc.

Sau đó trồng lan kiều vào chậu vỏ thông hoặc dớn, chú ý nổi gốc cho cây
Sau đó trồng lan kiều vào chậu vỏ thông hoặc dớn, chú ý nổi gốc cho cây

 

Đây là cách trồng lan kiều cực kì hiệu quả, tiết kiệm giống
Đây là cách trồng lan kiều cực kì hiệu quả, tiết kiệm giống

Lưu ý rằng lan kiều ưa thích sự thông thoáng, do đó cần phải trồng sao cho phần gốc cây nhô hẳn lên trên, không bị vùi lấp. Không cần cho quá nhiều rêu lên bề mặt chậu, chỉ để một chút chúng có thể dễ dàng bám rễ xuống. Bạn cần phải cố định chặt phần gốc và thân của cây vào chậu để tránh sự lay gốc, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Lan kiều trồng trong chậu thích hợp với tất cả các loại kiều. Tuy nhiên loại chậu thường dùng là chậu có nhiều lỗ hổng giúp giá thể đạt được sự thông thoáng nhất mà vẫn giữ được ẩm cho cây. Nếu có điều kiện bạn cứ chơi chậu gỗ, vừa bền đẹp, vừa thoáng gốc giúp thoát nước tốt.

Trồng phong lan kiều vào dớn bảng, dớn đĩa

Không gì dễ dàng bằng cách trồng lan kiều vào dớn. Hiện nay bạn có thể dễ dàng mua dớn ở bất cứ cửa hàng bán phụ kiện trồng lan với giá không quá cao.

Trước khi ghép phong lan kiều, bạn nhớ rằng hãy xử lý giá thể trước rồi thiết kế móc treo luôn nhé. Đối với dớn bảng, bạn sử dụng dây thít nhựa xuyên qua 2 bên là dễ dàng cố định được gốc. Với dớn đĩa, bạn có thể sử dụng súng bắn đinh và dây để cố định gốc. Bạn cũng có thể xuyên thủng qua đĩa dớn để cố định, tuy nhiên cũng khá dày đó nhé!

Phong lan kiều ghép vào dớn bạn nên nhét thêm một chút cực mỏng rêu hoặc dớn chi lê để có thể giữ ẩm hiệu quả nhất cho cây.

Trồng phong lan kiều trên gỗ lũa

Cách trồng phong lan kiều trên gỗ lũa
Cách trồng phong lan kiều trên gỗ lũa

Nhìn thì có vẻ rất nghệ thuật mà tinh tế nhưng ghép lan kiều vào gỗ, lũa lại khiến cây phát triển chậm nhất, làm cho giàn lan bị nặng, khó di chuyển, khó vận chuyển khi đi xa. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất là lan kiều khi ghép vào gỗ lũa lại có sức sống mãnh liệt, chắc là do bộ rễ thoáng giúp tránh được bệnh, nấm hại nhưng lại không giữ được nhiều nước để phát triển nhanh chóng.

Ghép lan kiều vào gỗ cũng không có gì khiến bạn phải khó khăn cả. Cách ghép lan kiều vào gỗ cũng tương tự như cách ghép lan đùi gà vào gỗ mà thôi.

Kiều dẹt trồng như thế nào?

Lan kiều dẹt trồng trên dớn bảng
Lan kiều dẹt trồng trên dớn bảng

Trong tự nhiên, lan kiều dẹt thường sống ở những cành cây thấp, sà sát mặt đất chứng tỏ đây là loại lan kiều ưa ẩm, chịu mát chứ không giống đàn anh chịu được khô, chịu được nắng.

Cũng chính vì thế mà lan kiều dẹt có thân hình khiêm tốn, nhỏ bé mà không được cứng cáp bằng. Vì lý do này, lan kiều lại được ưu ái hơn cả khi được trồng với chế độ có sự khác biệt hơn.

Lan kiều dẹt thích hợp trồng dớn có độ thưa lớn hoặc trồng chậu với giá thể có thể giữ ẩm tốt để có thể giữ được độ ẩm cao. Lan kiều dẹt không nên trồng gỗ lũa, nếu bạn có trồng bằng gỗ lũa thì nên treo chỗ ẩm nhưng vẫn đảm bảo thoáng gió với cường độ ánh sáng khoảng 50 – 60 % là ổn nhất.

Sau một thời gian ghép dớn bảng cho lan kiều dẹt thì tôi thấy chúng sống được do gốc thoáng, thoát nước nhanh. Tuy nhiên chúng lại không giữ được ẩm. Do vậy chúng ta nên trồng kiều dẹt vào dớn đĩa hoặc trồng chậu là tốt hơn cả. Chúng ta vẫn nên ghép chúng vào miếng dớn cho cố định gốc và đặt nổi trên bề mặt chậu tương tự cách trồng lan kiều vào chậu như bên trên. Tuy nhiên các bạn lưu ý gốc lan kiều dẹt phải nổi lên ngang bằng mặt chậu để thông thoáng. Phần giá thể bên dưới chỉ để giữ ẩm, hơi nước bốc lên trên mà thôi. Cố định chặt chẽ cho cây và treo vào chỗ có nhiệt độ mát, ánh nắng vừa phải 50%.

Cách kích lan Kiều vuông cho hoa tết

1. Bổ sung dinh dưỡng cho cây. Xịt từ ngày 1/11/19, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Cây cần thêm Lân và Kali, mình cứ phang NPK 6-30-30, cộng thêm 1 loại phân hữu cơ kích hoa là đủ. (Mình dùng Đại Nông 5, có nhiều loại khác nữa nhé!); cứ mỗi tuần phun 1 lần liều pha như hướng dẫn sử dụng.

Phân bón Đại Nông 5
Phân bón Đại Nông 5

2. Tới đầu tháng 12 dương lịch, vẫn phun nhưng bây giờ kết hợp giảm nước, ngày tưới 1 lần, bỏ 2 ngày tưới lại, bỏ 3 ngày tưới lại, rồi 4 ngày tưới lại, bỏ 5 ngày tưới lại. Đến ngày 9/12. Bắt đầu làm chuyện quan trọng. Tới khi giả hành teo tóp lại, có thể cây tự nhú nụ, hoặc nếu ko nhú thì áp dụng bước 3.

3. Pha kích kie Duy, loại màu xanh, phun đều lên thân và lá (tránh cái gốc); để khô 2 ngày, XONG. Tưới lại bình thường, ko bỏ phân gì nữa. Khoản 1 tuần sau thấy nhú nụ là thành công.

* Lưu ý:
– Cây cần ánh nắng để hình thành nụ hoa.
– Cây Kiều chỉ nở khi giả hành đủ 12 tháng tuổi trở lên.
– Giả hành năm nay nở, năm sau nở tiếp, năm sau tiếp tục nở nếu còn mắt hoa.
– Kiều không rụng lá khi ra hoa, nên giữ được bộ lá mới là ĐẲNG CẤP!!!!
– Muốn hoa lâu tàn thì khi hoa đã nở đừng tưới gì hết, tránh gió, côn trùng

Trên đây là một số chia sẻ của tôi về cách trồng phong lan kiều. Chúc các bạn có những giò lan đẹp nhất, ứng ý nhất để thưởng thức.

Xem thêm:

5/5 - (8 votes)
Loading...