Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Lan trầm – vẻ đẹp ngọt ngào từ mẹ thiên nhiên

Lan trầm – vẻ đẹp ngọt ngào từ mẹ thiên nhiên

Mặt hoa trầm rừng

Lan trầm có lẽ là loại lan được nhiều người chơi ưa thích bởi thân lá đẹp, cứng cáp khỏe mạnh, hoa màu tím sặc sỡ, hương thơm ngào ngạt. Nhiều bạn hỏi tôi gọi là trầm rừng hay là trầm tím, thực ra là chúng có khác nhau đấy. Dưới đây là cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về loài lan trầm, mời bạn tìm hiểu nhé!

Lan trầm rừng ( Dendrobium parishii )

Bạn dễ dàng thấy trên mạng người buôn lan có đến hàng chục cân trầm, người ta hay gọi là trầm rừng: trầm rừng Lào, trầm rừng Mianma,… Chúng vẫn còn nguyên rễ, lá có khi còn bị dập do quá trình vận chuyển.

Lan trầm rừng
Lan trầm rừng

Chúng ta có thể thấy chúng có giả hành mập mạp, gốc rất to mập và chắc chắn. Bận để ý trầm rừng có gốc to có thể ngang bằng so với khúc giữa của thân. Trên giả hành của lan trầm rừng có 1 lớp vỏ lụa màu trắng bao phủ. Hoa tím từ nhạt tới đậm tùy vùng miền, hoa thường là nhỏ xinh 2-4cm, cánh bóng sáp, mùi thơm nhẹ nhàng thoang thoảng, lưỡi có nhiều lông tơ. Giả hành dài từ 20-50cm, khoảng cách giữa các đốt khá ngắn….

Mặt hoa trầm rừng
Mặt hoa trầm rừng

Cây này có tên khoa học là Dendrobium parishii, người chơi lan gọi là trầm rừng, Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ đặt tên là Hoàng Thảo Song Hồng, tác giả Trần Hợp đặt tên là Hoàng Thảo Tím Hồng.

Một số sách còn gọi là giả hạc thân ngắn, giả hạc lùn,… Nhưng có lẽ cái tên trầm rừng là thông dụng và dễ nhận biết nhất.

Lan trầm tím ( Dendrobium nestor )

Lan trầm tím là sản phẩm của quá trình lai tạo lan trầm rừng ( Dendrobium parishii ) và lan phi điệp ( Dendrobium anosmum )

Lan trầm tím
Lan trầm tím

Mặt hoa trầm rừng đa dạng, lan phi điệp mặt hoa cũng vô vàn nên khi lai tạo chúng đã tạo ra loài lan trầm tím có mặt hoa có thể nói cực kì đa dạng, không có bất cứ một tiêu chuẩn nào của chúng.

Được lai tạo giữa trầm rừng và phi điệp nên chúng có một số đặc điểm hình thái dung hòa: giả hành lan trầm tím nhỏ hơn trầm rừng nhưng lại mập hơn giả hạc. Giả hành phát triển có xu hướng dựng đứng lên chứ không thả thòng xuống như giả hạc. Giả hành của chúng cũng khá dài, trưởng thành và đầy đủ chất dinh dưỡng chúng có thể có chiều dài từ 60 đến 100cm.

Lan trầm lai

Sự lai tạo các giống lan trầm khác nhau tạo nên các giống trầm lai với thân lá, mặt bông, màu sắc khác nhau, có thể kể đến một số loài như: Trầm Hawaii, Trầm Rồng Đỏ, Siêu Trầm, Trầm Hồng Long, Trầm Thái, Trầm Đài,… và cả các loài trầm đột biến: trầm sáu mắt, trầm 4 mắt,….

Một số hình ảnh đẹp của lan trầm:

Chậu lan trầm tím rực rỡ khoe sắc
Chậu lan trầm tím rực rỡ khoe sắc
Lan trầm 6 mắt đột biến
Lan trầm 6 mắt đột biến

Loading...