Không chỉ là loài cây để làm cảnh, lan kim tuyến còn được nhiều người sử dụng như là một vị thuốc nam có nhiều công dụng quý đối với sức khoẻ của con người. Vậy thì cách nhận biết, cách trồng, chăm sóc chúng như thế nào, cùng chamlan.com tìm hiểu ngay nhé!
Một số thông tin về loài lan kim tuyến
Lan kim tuyến có tên khoa học là Anoectochilus setaceus, là một loại địa lan, thuộc phân họ Orchidaceae, phân tông Goodyerinae với khoảng 35 chi và khoảng hơn 450 loài.
Tại Việt Nam, chúng ta hay gọi lan kim tuyến với nhiều cái tên khác như: Lan kim tuyến lông cứng, Kim tuyến, Kim tuyến tơ, Giải thủy tơ, Lan gấm, Cỏ nhung, Kim cương.
Lan kim tuyến sống trên những triền núi đá vôi hoặc trong khe suốt, dưới những gốc cây cổ thụ lớn trong rừng ẩm ở độ cao 500-1600 mét.
Đa số các loài lan gấm đều quý. Tại Việt Nam, lan gấm có khoảng 15 loài, trong đó có 2 loài cực kì quý: lan gấm ngọc vân bạc (Anoectochilus formosanus Hayata) và lan gấm ngọc vân hồng (Anoectochilus roxburghii).
Một số công dụng tuyệt vời của lan kim tuyến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cách nhận biết lan kim tuyến
Địa lan kim tuyến là cây thân thảo, cây cao từ 10-20cm, thường có thân màu tím, mọng nước, phần ngọn có nhiều lông mềm. Mỗi thân có từ 2 đến 6 lá, chúng mọc cách nhau và xoè rộng trên mặt đất.
Lá cây kim tuyến hình trái xoan, hình tròn hoặc gần tròn, nhọn ở đuôi và cuống lá. bản lá kim tuyến dài khoảng 3-4cm, rộng chừng 2-3 cm. Mỗi chiếc lá có từ 3-5 gân sọc dọc lá đặc trưng. Mặt trên của lá có màu nâu sẫm với các gân màu vàng nổi bật, mặt dưới của lá màu nâu nhạt hơn.
Cuống lá dài chừng 2-3 cm ôm lấy thân cây.
Lan kim tuyến có hoa mọc thành từng chùm, cao từ 10-15cm, mỗi chùm có từ 5-10 bông. Hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5cm với cánh môi dài 1,5 cm mang 6 – 8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn. Bầu dài 13mm, có lông thưa. Cây ra hoa vào tháng 10 – 12 và mùa quả chín vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau.
Kỹ thuật trồng lan kim tuyến
Cách trồng lan kim tuyến không có gì khó khăn cả, bạn chỉ cần làm theo các bước chúng tôi hướng dẫn dưới đây là ok:
Giá thể trồng cây:
Dớn trắng, xơ dừa băm nhỏ đã được xử lý kỹ, đất, phân chuồng hoai mục. Tất cả đều phải được xử lý trước khi trồng lan.
Sau đó, bạn tiến hành trộn giá thể với tỷ lệ như sau: 3 đất, 1 rễ cây dương xỉ, 2 dớn vụn, 3 phân chuồng ủ mục, 2 xơ dừa.
Xem thêm: Cách xử lý xơ dừa trồng lan
Xử lý giống cây trồng:
Để cây lan kim tuyến sống và phát triển tốt nhất, các bạn cần lưu ý chọn giống cây to, khỏe mạnh, không có biểu hiện nhiễm bệnh, còn đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá, chồi non.
Bạn cần tiến hành cắt bỏ phần rễ lá dập nát, sau đó ngâm thuốc trị nấm bệnh và thuốc kích rễ. Tôi hay sử dụng chế phẩm Hùng Nguyễn hoặc nếu quy mô lớn có thể sử dụng Ridomil Gold 68WG hoặc Physan 20SL kết hợp thuốc kích rễ Vitamin B1 hay n3m.
Cách trồng lan kim tuyến
Lan kim tuyến nên được trồng thành từng cụm, mỗi cụm có từ 4-5 cây, khoảng cách mỗi cụm cách nhau từ 30-50cm. nếu bạn trồng trong chậu nhỏ thì có thể tách mỗi cụm từ 2-3 cây, cách nhau 15-20cm.
Dùng nay nén chặt phần đất dược gốc để cố định cây thẳng đứng, rễ cây phải chìm hẳn trong giá thể. Tiếp đó, dùng vải lưới phủ kín bề mặt giá thể lại trong 6 -8 ngày đầu, sau đó có thể bỏ túi nilon ra. Trong những ngày này bạn có thể tưới phun sương giữ ẩm cho cây, không cần tưới đẫm.
Sau khi tháo tấm vải ra thì bạn tưới bình thường cho cây mỗi ngày một lần với độ ẩm vừa phải.
Cách chăm sóc lan kim tuyến đơn giản
Độ ẩm vừa phải
Đối với lan kim tuyến khá ưa ẩm nhưng lại không thích ướt. Giá thể chúng ta đã sử dụng khá nhiều dớn và xơ dừa, chính vì thế nên không cần phải tưới đẫm vì chúng đã giữ ẩm khá tốt. Với lan kim tuyến chúng ta nên tưới phun sương nhẹ nhàng cho cây, không tưới với áp lực mạnh sẽ khiến cây bị trôi gốc. Mỗi ngày tưới nhẹ một lần cho cây là ổn.
Chế độ ánh sáng
Cây ưa bóng, không thích quá nắng. Thường thì chế độ nắng của cây khoảng 30-40%, dưới tán cây lớn hoặc trên giàn lan thì đặt chung với địa lan, dưới 2 lớp lưới đen và cách xa càng tốt.
Phân bón cho cây
Tùy từng giai đoạn mà chúng ta có thể bón phân cho thích hợp, chẳng hạn như:
Từ khi trồng 1 tháng đến 3 tháng: Cây cần phát triển thân lá nên bạn có thể bón phân đạm cho cây. Bạn cần pha loãng đạm với nước và tưới cho cây với liều nhẹ và cách xa gốc cây chút nhé!
Từ 4 đến 10 tháng: cây cần phát triển toàn diện nên bạn có thể sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân NPK.
Khi lan được 1 năm tuổi và đang chuẩn bị ra hoa: chúng ta có thể tiến hành bón phân theo công thức phân NPK (16:16:8) kết hợp với phân chuồng ủ hoai mục.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu bệnh hại cây để có thể chữa trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về loài lan kim tuyến, hy vọng rằng bài viết này cung cấp được những thông tin cần thiết mà bạn đang tìm kiếm!
Xem thêm: