Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Bệnh vàng lá trên hoa phong lan: nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh vàng lá trên hoa phong lan: nguyên nhân và cách chữa trị

Cây lan bị vàng lá có thể do bộ rễ có vấn đề

Người chơi lan luôn cần phải theo dõi cây lan để có những phát hiện sâu bệnh và điều chỉnh chế độ cho cây. Khi bạn thấy cây lan bị hiện tượng vàng lá thì đâu là nguyên nhân, chúng ta cần phải xử lý như thế nào? Bệnh vàng lá trên hoa phong lan có thật sự nguy hiểm hay không?

Hiện tượng vàng lá và rụng theo cơ chế tự nhiên

Cây lan vàng lá do tự nhiên, phổ biến ở dòng hoàng thảo

Cây lan vàng lá do tự nhiên, phổ biến ở dòng hoàng thảo

Đây là điều hết sức bình thường đối với cây cối xung quanh chúng ta. Lá già sau một thời gian sẽ chuyển dần sang màu vàng và héo, rụng tự nhiên. Khi lá cây lan rụng tự nhiên thì nó sẽ có cơ chế tách, tức là lá sẽ rời khỏi thân khi héo khô. Nếu cây lan của bạn lá vàng hàng loạt và không tự tách thì có thể là nguyên nhân khác chứ không phải là hiện tượng tự nhiên. Đặc điểm của cây lan bị vàng lá tự nhiên là lá vàng đều, cứng, không mềm nhũn, không có đốm loang lổ.

Ngoài ra, dòng lan hoàng thảo còn vàng lá hàng loạt và rụng khi chuẩn bị bước vào mùa hoa. Các loài hoa phong lan có thể vàng và rụng lá có thể kể đến như phi điệp, hạc vỹ, trầm tím, ngọc thạch, báo hỷ, long tu, hoàng thảo vôi,… Dòng lan này thường vàng lá và rụng vào khoảng tháng 10 đến tháng 2 dương lịch. Do vậy, nếu cây lan bị vàng lá mà bộ rễ và thân còn tốt thì bạn đừng lo lắng quá, có thể đây là điều hết sức bình thường.

Cây lan thiếu nước – mất lá chân

Cây lan khi không được cung cấp đủ nước để nuôi các bộ phận thân lá đều có thể bị vàng và rụng lá. Đây cũng là điều kiện bình thường để cây lan có thể duy trì sự sống.

Khi cây lan mới ghép, bộ rễ chưa thể cung cấp đủ nước cho cây thì lá chân sẽ có khả năng vàng và rụng rất giống với hiện tượng lá vàng và rụng tự nhiên.

Cây lan mới ghép bị mất lá chân là điều bình thường

Cây lan mới ghép bị mất lá chân là điều bình thường

Kể cả dòng lan đơn thân cũng vậy, nếu không đủ nước nó sẽ bỏ lá chân và phát triển ngọn. Chính vì vậy hay có hiện tượng cây lan lúc mới trồng có 4 cặp lá nhưng sau 2-3 năm vẫn chỉ có bằng ấy lá??? Vậy tính ra là nó cứ ra được lá mới là lại rụng lá chân, hình thành nên cây lan “ thân dừa” phổ biến. Vì thế, bí quyết để có một chậu lan đơn thân đẹp là bạn cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho cây.

Nhiều người trồng lan đai châu có bộ lá cực khỏe, 5-7 cặp lá từ gốc lên đến ngọn mà không bị rụng lá chân, nước tưới chính là 1 bí quyết!

Thừa nắng

Bạn có thể để ý những cây lan vào mùa khô có hiện tượng lá ngả vàng, vàng bóng, thậm chí cháy nắng và một số cây lan ( quế tím, quế trắng, tam bảo sắc) còn có hiệ tượng lá xuất hiện các đốm tím. Đây chính là biểu hiện của cây lan bị thừa nắng.

Cây lan thừa nắng dễ bị cháy lá và dần dần vàng vọt cây

Cây lan thừa nắng dễ bị cháy lá và dần dần vàng vọt cây

Mỗi cây lan có chế độ chăm sóc, độ ẩm, chế độ nắng khác nhau nên bạn lưu ý để có được chế độ chăm sóc phù hợp. Khi hè đến bạn nên tăng cường che bớt nắng, hạ khoảng cách cây lan đến giàn và làm mát các khu vực nền, xung quanh cây lan.

Bệnh thối nhũn gây hại

Bệnh vàng lá trên hoa phong lan cũng có thể do thối nhũn gây nên

Bệnh vàng lá trên hoa phong lan cũng có thể do thối nhũn gây nên

Bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây nên khiến cho lá cây lan bị tổn thương tạo nên những vết đốm nâu, đen hay vàng, tại vết thối có hiện tượng nhũn, mùi khó chịu. Bệnh thối nhũn phát triển cực kì nhanh chóng gây nên những tổn hại nặng nề. Chính vì thế bạn cần phải theo dõi liên tục, nếu thấy cây lan có dấu hiệu thì cần chữa trị luôn.

Về điều trị bệnh thối nhũn trên cây lan, bạn có thể tham khảo tại đây!

Bệnh thán thư cũng có thể làm vàng lá cây lan

Bệnh thán thư khiến cho lá cây lan bị vàng và héo dần dần, từ đầu lá và ăn dần vào. Bệnh này thường gặp ở các loài lan dòng hoàng thảo.

Bệnh thán thư trên cây lan khiến lad bị vàng lốm đốm và ăn dần vào trong

Bệnh thán thư trên cây lan khiến lad bị vàng lốm đốm và ăn dần vào trong

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra. Bạn có thể sử dụng thuốc trị nấm Carbenzim, Vicarben, Score 250EC, Folpan 50SC, Topsin M, Ridomilgold 68WG để điều trị bệnh.

Bộ rễ cây lan có vấn đề

Chúng ta đều biết, hầu hết các chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây đều do bộ rễ. Nếu như bộ rễ có vấn đề không thể cung cấp đủ nước hay chất dinh dưỡng thì cây lan sẽ xảy ra hiện tượng vàng lá và héo dần. Chính vì thế, nếu phát hiện cây lan bị vàng lá, bạn cần kiểm tra ngay xem bộ rễ có ổn không, có bị thối rễ hay nấm bệnh gì không.

Cây lan bị vàng lá có thể do bộ rễ có vấn đề

Cây lan bị vàng lá có thể do bộ rễ có vấn đề

Người mới chơi lan thường hay tưới rất nhiều cho cây. Chính điều này khiến cho cây lan bị úng nước, tổn thương rễ nên nấm bệnh dễ xâm nhập vào. Bạn cần lưu ý vấn đề này.

Bệnh vàng lá trên hoa phong lan có thể do sốc phân thuốc

Cây lan rất dễ bị sốc phân, sốc thuốc nếu bạn sử dụng liều lượng cao như cho cây ăn quả hay cây thân gỗ. Biểu hiện dễ nhận biết của cây lan bị sốc phân, sốc thuốc đó chính là thân và lá héo lại, ủ rũ và không còn căng tròn. Một số lá bị nặng có hiện tượng cháy đen, vàng rất dễ nhận ra.

Bệnh vàng lá trên hoa phong lan

Cây lan bị sốc phân thuốc sẽ héo lá, chuyển wtf vàng sang xanh, nếu ở dạng phun sẽ có hiện tượng cháy lá cục bộ hoặc toàn phần

Xử lý sốc phân thuốc rất đơn giản. Bạn có thể xem cách xử lý sốc phân cho lan tại đây!

Cây hoa lan bị thiếu chất dinh dưỡng

Nếu không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cây phong lan, chúng sẽ không phát triển bình thường và khỏe mạnh. Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết khiến cho cây trở nên vàng lá, chẳng hạn như nitơ, sắt, kẽm và mangan.

Sơ đồ biểu hiện thiếu chất của cây trên lá

Sơ đồ biểu hiện thiếu chất của cây trên lá

Nếu như bạn không thích sử dụng phân bón hóa học thì có thể cân nhắc đến các loại phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng. Mỗi nước và ánh sáng là không đủ cho cây lan phát triển hoàn hảo.

Cây lan bị vàng lá có thể do giá thể thừa muối

Sau một thời gian dài trồng cây, các loại phân bón ngấm vào giá thể lâu ngày khiến chúng bị đọng muối, bộ rễ kém nên lá cây lan cũng trở nên queo quắt và vàng vọt, nhanh héo và rụng. Chính vì thế, các bạn nên sử dụng nước tưới đẫm cây hàng tháng để xả vợi muối. Các giá thể dễ tích muối có thể kể để như than củi, vỏ thông. Ngoài ra các giá thể khác có tích trữ muối những không nhiều bằng.

Về lâu dài, than củi thừa muối sẽ khiến cây lan bị vàng lá, đầu lá bị khô cháy, lá kém phát triển

Về lâu dài, than củi thừa muối sẽ khiến cây lan bị vàng lá, đầu lá bị khô cháy, lá kém phát triển

Trên đây là một số những nguyên nhân chính gây nên bệnh vàng lá trên hoa phong lan. Bạn cần phải tìm hiểu kĩ để có những cách xử lý chính xác và kịp thời cho cây phát triển khỏe mạnh nhé!

Xem thêm:

Loading...