Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Lan hoàng nhạn: Nhận biết và chăm sóc vô cùng đơn giản

Lan hoàng nhạn: Nhận biết và chăm sóc vô cùng đơn giản

Chậu lan hoàng nhạn tháng 4 của chị Trần Huyền đẹp mê hồn

Những năm gần đây, lan hoàng nhạn nổi lên là một loài lan quý, giá trị cao, thân lá đẹp, hoa đẹp và rất thơm. Chính vì thế cách nhận biết nó quan trọng 1 thì cách trồng và chăm sóc thế nào cho chuẩn lại quan trọng gấp bội. Cùng khám phá giáng hương hoàng nhạn ngay nào!

Cách nhận biết lan giáng hương hoàng nhạn

Lan hoàng nhạn hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng

Lan hoàng nhạn hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng

Tên khoa học: Aerides Odorata X Houlletiana. Chúng ta hay gọi tắt là Aerides Houlletiana

Ở Việt Nam, nhiều người hay gọi là giáng hương quế nâu ??? Và tôi thấy cái tên quế nâu này nó chả ra đâu vào đâu zzz.

Phân bố: Hoàng nhạn được tìm thấy ở các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia. Tại Việt Nam, phong lan hoàng nhạn mọc chủ yếu Miền Nam Trung Bộ dọc theo dãy Trường Sơn giáp với nước Campuchia và Thái Lan.

Bộ rễ

Lan hoàng nhạn với bộ rễ cực kì phát triển

Lan hoàng nhạn với bộ rễ cực kì phát triển

Hoàng nhạn là loài lan đơn thân thuộc dòng dáng hương nên có bộ rễ rất phát triển. Bộ rễ hoàng nhạn tương đối to và có thể nói là vượt trội so với kích thước lá của nó. Rễ mới ra có đường kính khoảng 6mm. Rễ thường mọc ở giữa thân hoặc ở các nách của lá. Thân của rễ thường có màu trắng ngà. Đầu rễ vươn ra có màu trắng xanh, xanh hoặc nâu tím tùy thuộc vào lượng ánh nắng nơi cây sinh sống. Nắng càng mạnh thì rễ sẽ chuyển sang màu nâu tím. Theo thời gian, rễ lan hoàng nhạn có thể phân nhánh và thả thòng xuống như những loài giáng hương khác.

Lá hoàng nhạn

Lan hoàng nhạn giống

Lan hoàng nhạn có lá tương đối ngắn, chỉ tầm đốt ngón tay

Hoàng nhạn là loài lan có lá ngắn chỉ chừng 1 đốt ngón tay. Một số người có thể chăm lan hoàng nhạn tốt hơn nhưng lá cũng chỉ dài hơn chút chứ không thể dài như quế hay tam bảo sắc. Hoàng nhạn có lá ngắn khoảng 10-15cm, rộng khoảng 2-3 cm, hơi dày và thường khum vào bên trong chứ không xòe thẳng bản lá. Lá của lan hoàng nhạn có màu xanh đậm, màu xanh đơn thuần hoặc màu xanh vàng tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà cây tiếp nhận được. Đầu lá của hoàng nhạn có dạng thùy khuyết, không cân đối.

Thân cây hoàng nhạn

Giáng hương hoàng nhạn có thân có khi dài tới cả mét mặc dù lá rất ngắn

Giáng hương hoàng nhạn có thân có khi dài tới cả mét mặc dù lá rất ngắn

Mặc dù lá ngắn nhưng là dòng lan đơn thân nên chúng ta sẽ thấy những giò lan hoàng nhạn có chiều dài phổ biến từ 10 đến 40cm. Một số chậu nhạn khủng có thể cho chiều dài lên tới 1 mét và cực kì hiếm. Đường kính thân hoàng nhạn ở khoảng 0,8-1,5cm. Thân cây thường có màu xanh chấm tím hoặc xanh trơn. ( Hoàng nhạn mọc nơi nhiều nắng có xu hướng lá ngả vàng và thân cây tím).

Hoàng nhạn có thân cũng chia 2 loại là thân thẳng và thân dích dắc. Loại thân thẳng lên rất cân đối và đẹp nên thường có giá sẽ cao hơn.

Hoa

Hoàng nhạn là loại lan đặc biệt khi chúng có thời gian ra hoa rất khác nhau: một loài tháng 4 và một loài tháng 8. Chúng ta hay vì thế mà gọi là hoàng nhạn tháng 4 và hoàng nhạn tháng 8. Nếu không nói về thời gian nở hoa, chúng ta có thể có những đặc điểm chung có loài hoàng nhạn như sau:

Các vòi hoa mọc từ nách lá của cây rủ xuống dài khoảng 8-25cm tùy thuộc vào lực của cây. Với mấy cây mới bói hoa thì vòi hoa khá ngắn 5-8, chỉ từ 3-4 bông.

Chậu lan hoàng nhạn tháng 4 đẹp mê hồn

Chậu lan hoàng nhạn tháng 4 đẹp mê hồn – ảnh Trần Huyền

Hoa hoàng nhạn mọc đều mọi phía cần hoa, đường kính cần hoa khoảng 3-5cm, 1 bông hoa  to 1,5-2cm. Mỗi vòi hoa có từ 5 đến 10 bông.

Hoàng nhạn cho hoa màu biến thiên đậm nhạn, vàng, nâu vàng khác nhau tùy từng vùng miền và môi trường sống của chúng. Môi của hoa thường rủ xuống, màu hồng hoặc tím đậm. Do vậy việc sở hữu lan hoàng nhạn có màu sắc sặc sỡ, khuôn bông tươi, cánh bay là rất quý.

Hoàng nhạn có hoa rất sặc sỡ, màu biến thiên tùy từng vùng miền

Hoàng nhạn có hoa rất sặc sỡ, màu biến thiên tùy từng vùng miền

Hoàng nhạn rừng thường có cánh hoa khá nhỏ chứ không được to, bầu hay cánh mai. Ngày nay lan hoàng nhạn lai mang những ưu điểm vượt trội: thân lá đẹp, cần hoa dài, màu sặc sỡ, cánh hoa dày và tròn rất đáng chơi.

Giáng hương hoàng nhạn cho hoa khoảng 6 đến 15 ngày là tàn, tùy thuộc vào lực của cây và môi trường chúng sinh sống.

Phong lan hoàng nhạn có thơm không?

Hoàng nhạn rất thơm các bạn ạ

Hoàng nhạn rất thơm các bạn ạ

Đặc sản của hoàng nhạn đó chính là mùi thơm. Hoàng nhạn có mùi thơm nồng nàn, đậm đà, ngọt ngào nhưng không gắt. Đây chính là lợi thế rất lớn cho loài lan rừng này, vừa có hương vừa có sắc.

Cách trồng lan hoàng nhạn

Lan hoàng nhạn là loài lan ưa ẩm, thích gió và nắng trung bình khoảng 30-60%. Với đặc điểm này, chúng ta hoàn toàn có thể trồng lan hoàng nhạn vào gỗ, lũa hay vào chậu gỗ, chậu nhựa đều được. Tuy nhiên lý tưởng nhất vẫn là trồng chậu cho lan hoàng nhạn. Chúng ta nên sử dụng loại chậu thoáng, thoát nước tốt và bền. Không nên trồng lan hoàng nhạn vào chậu nhựa sẽ phải thay rất nhanh.

Chúng ta có thể trồng hoàng nhạn trên gỗ lũa nhưng phải đảm bảo cây có đủ độ ẩm để phát triển

Chúng ta có thể trồng hoàng nhạn trên gỗ lũa nhưng phải đảm bảo cây có đủ độ ẩm để phát triển

Giá thể:

Gỗ, lũa đã lột sạch vỏ và xử lý kĩ.

Giá thể trồng chậu cho lan hoàng nhạn phổ biến có thể kể đến như đá bọt, viên đất nung hoặc vỏ thông. Chúng ta có thể tận dụng thêm một chút dớn chile trải lên mặt chậu để giữ ẩm tốt cho cây.

Xử lý giống:

Tiến hành ngâm thuốc trừ nấm bệnh và kích rễ cho cây khoảng 15-20 phút, treo ngược lên cho khô chừng 1 ngày là có thể ghép.

Cách trồng lan hoàng nhạn:

Bước 1: Làm móc treo, cố định chậu cây, gỗ trồng cây

Chúng ta làm móc treo trước để dễ dàng ghép cây hơn, có chỗ để cố định cây cho chắc. nếu chúng ta ghép cây 1 mình chắc chắn bước này là cần thiết không thể bỏ qua. Làm móc treo trước khi ghép cây dễ hơn rất nhiều so với sau khi ghép sẽ bị vướng víu và va chạm vào cây.

Bước 2: Cho giá thể vào chậu

Đổ giá thể đã chuẩn bị vào trong chậu khoảng 3/4 chậu thì dừng lại. Chú ý giá thể to xuống cuối cùng, giá thể nhỏ lên trên.

Bước 3: Cố định cây lan vào chậu, gỗ, lũa

Giáng hương hoàng nhạn trồng chậu rất đẹp, giữ ẩm tốt nên không phải tưới nhiều

Giáng hương hoàng nhạn trồng chậu rất đẹp, giữ ẩm tốt nên không phải tưới nhiều

Bạn sử dụng dây đồng 1 lõi bọc nhựa, dây thít nhựa,… cố định cây vào chậu cho thật cân đối. chỉ đặt gốc cây vừa chạm giá thể là được, không được vùi gốc xuống bên dưới.

Bước 4: Trải 1 lớp giá thể nhỏ lên trên tiếp theo và 1 lớp dớn trên cùng.

Trồng lan hoàng nhạn vào chậu nhớ để hở gốc và cố định chắc chắn

Trồng lan hoàng nhạn vào chậu nhớ để hở gốc và cố định chắc chắn

Các bạn lưu ý giá thể chỉ nên lấp 1 chút của gốc cây thôi. Phải luôn đảm bảo cây được thoáng, hở gốc

Bước 5: Treo lên giàn, tránh mưa trực tiếp

Mặc dù hoàng nhạn rất dễ sống nhưng nếu tránh mưa trực tiếp sẽ giúp cây hạn chế được mầm bệnh. Chế độ nắng chỉ nên để khoảng 40% là vừa ( ngang hồ điệp). Sau 2 ngày ghéo chúng ta mới bắt đầu tưới cho cây. 2 lần/ tuần sử dụng thuốc kích rễ hoặc Hùng Nguyễn cho cây ra rễ nhanh chóng.

Cách chăm sóc lan hoàng nhạn

Độ ẩm

Cây hoàng nhạn ưa ẩm nên độ ẩm phù hợp là khoảng 70-80%. Tùy từng loại giá thể và tiểu khí hậu mà bạn sẽ có những chế độ tưới khác nhau. Tôi thường tưới 1 ngày 1 lần cho chúng vào ngày bình thường, 1 ngày 2 lần vào những hôm hanh khô với giá thể là vỏ thông trồng chậu gỗ.

Ánh sáng

Cách chăm sóc lan hoàng nhạn không quá khó

Cách chăm sóc lan hoàng nhạn không quá khó

Cây không cần ánh sáng quá mạnh nhưng không được để thiếu nắng, cây sẽ còi cọc. Bạn có thể treo chúng ở dưới 1 lớp lưới đen dày hoặc chỉ ăn nắng buổi sáng hoặc tầng thứ 2 để giảm bớt ánh nắng. Chế độ nắng của chúng vào khoảng 30-50% là ổn.

Chế độ gió

Là dòng lan giáng hương nên chúng ưa gió, chúng ta cần treo nơi thông thoáng để hạn chế tối đa mầm bệnh và tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh nhất.

Phân bón

Bạn có thể sử dụng chung phân bón như các loại cây giáng hương khác. Phân bón phù hợp cho lan hoàng nhạn là phân bón lá hoặc phân bón tan chậm. Vào mùa xuân, đầu hè chúng ta có thể dùng phân bón 30-10-10 cho cây, mùa hè và đầu thu cây nhận nhiều nước mưa nên cần giảm lượng phân bón lại và sử dụng mác 20-20-20 cho cây cứng cáp hơn. Trước màu hoa khoảng 1-2 tháng chúng ta có thể sử dụng thêm phân bón giàu kali và photpho cho cây đủ lực, hoa to. Thực ra hoàng nhạn rất khỏe khi đã bám rễ nên bạn không cần bón quá nhiều phân bón cho nó!

Phòng bệnh

Cúng ta phòng bệnh chung với các loại lan khác trong vườn. Sử dụng bộ đôi trị nấm và vi khuẩn định kì cho cây.

Tham khảo mua lan hoàng nhạn tại đây!

Một số lưu ý khi chúng ta mua và trồng hoàng nhạn

Một số người mua lan hoàng nhạn tháng 8 về trồng với giá rất đắt nhưng cuối cùng hoa nở tháng 3. Do vậy bạn chỉ nên mua lan hoàng nhạn tháng 8 khi đã nhận biết được hoặc người bán uy tín, người quen để tránh bị hớ.

Về cách phân biệt lan hoàng nhạn tháng 4 và tháng 8, bạn có thể đọc bài viết dưới đây: Phân biệt hoàng nhạn tháng 8 như thế nào?

Lan hoàng nhạn Thái hiện nay rất nhiều, giá rẻ hơn hàng rừng và bông to, đẹp hơn. Bạn không gặp hàng rừng có thể cân nhắc chơi loại này cũng rất ổn.

Trên đây là toàn bộ cách nhận biết, cách trồng và chăm sóc lan giáng hương hoàng nhạn. Chăm lan chúc các bạn sở hữu được những chậu lan hoàng nhạn đẹp và có giá trị cao!

Xem thêm:

Loading...