Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Nhận biết và cách trồng lan kim điệp xuân – kim điệp vàng đơn giản

Nhận biết và cách trồng lan kim điệp xuân – kim điệp vàng đơn giản

Một chậu lan kim điệp giấy nở tại nhà

Nhắc đến kim điệp xuân là nhắc đến dấu hiệu của tết, của mùa xuân đầy sức sống. Vốn dĩ nó tên là xuân vì chúng thường ra hoa vào mùa xuân. Người chơi lan vì đặc tính siêng hoa, sắc vàng rực rỡ và thường cho hoa vào dịp tết nên đã hết lòng yêu thương chúng. Vậy nhận biết lan kim điệp xuân như thế nào? Cách trồng lan kim điệp vàng ra sao, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Kim điệp vàng trong khoa học

Kim điệp xuân có tên khoa học là Dendrobium Capillipes. Ở Việt Nam, kim điệp xuân còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau là kim điệp giấy, kim điệp vàng, kim điệp thường.

Lan kim điệp xuân cực kì sai hoa

Lan kim điệp xuân cực kì sai hoa

Trong tự nhiên, kim điệp xuân thường sống phụ sinh trên những thân cây lớn trong rừng rậm.

Lần đầu tiên, vào năm 1867, kim điệp xuân được người ta tìm thấy và công bố. Hiện nay, loài lan này được trồng một cách phổ biến tại các nước Châu Á, khí hậu nóng ẩm như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanma và cả Việt Nam.

Một chậu lan kim điệp giấy nở tại nhà

Một chậu lan kim điệp giấy nở tại nhà

Tại Việt Nam chúng được trồng và phân bố nhiều ở các vùng Tây Nguyên. Ngày nay, vì vẻ đẹp của nó mà kim điệp xuân được trồng ở cả 3 miền đất nước ta.

Cận cảnh một bông kim điệp đang nở

Cận cảnh một bông kim điệp đang nở

Nhận biết lan kim điệp xuân

Kim điệp xuân có giả hành ngắn, thường là từ 10 đến 20 cm, nếu trồng tốt có thể dài đến 25 – 30cm nhưng cực kì hiếm. Thân cây có màu vàng xanh, ngọn thuôn nhỏ và có lá ở gần đỉnh. Phần gốc và đỉnh thuôn nhỏ hơn phần giữa, có luống rãnh.

Lan kim điệp được bán khá phổ biến nhưng đang có nguy cơ cạn kiệt

Lan kim điệp được bán khá phổ biến nhưng đang có nguy cơ cạn kiệt

Kim Điệp Giấy có chùm hoa màu vàng tươi rất đẹp, cánh hoa mỏng, cánh dáng tròn, môi hoa to có lông tơ, mùi chỉ thoảng nhẹ. Nếu nhìn qua bạn có thể thấy kim điệp giấy có khuôn hoa khá giống với vảy rồng hoặc hoàng lạp, tuy nhiên độ dày của cánh hoa là không giống nhau.

Một giò lan kim điệp xuân khi mới ghép

Một giò lan kim điệp xuân khi mới ghép

Mùa hoa của kim điệp xuân thường diễn ra khoảng từ tháng 2 dương lịch đến tháng 4 dương lịch. Ở vùng cao nguyên Lâm Đồng nó có thể cho hoa vào tết rất rực rỡ. Tuy nhiên nếu trồng ở vùng có khí hậu khác, kim điệp có thể cho hoa muộn hơn.

Cách trồng lan kim điệp xuân như thế nào?

Kim điệp giấy ghép thích hợp nhất là lúc nó đang trụi lá và chuẩn bị ra hoa. Thời gian này là lúc cây không còn phát triển nữa. Lá kim điệp rụng hết, bộ rễ cũng ngừng phát triển và phân hóa cho hoa. Đây là lúc ghép kim điệp không bị sốc, không ảnh hưởng đến chu kì phát triển của nó. Thời gian trồng thích hợp nhất của kim điệp đó chính là cuối đông đầu xuân.

Xử lý giống như sau:

Cắt tỉa bỏ hết rễ già, lá dập thối, giả hành gãy nát, nếu có nụ bạn cũng vặt luôn để nó nuôi cây cho khỏe. Sau đó ngâm vào 1 chậu nước có hòa tan Ridomilgold hoặc Physan 20SL, và Vitamin B1 theo liều lượng trên bao bì trong vòng 30 phút. Sau đó vớt ra, treo cho khô trong chỗ thoáng mát khoảng 1 ngày rồi tiến hành ghép.

Cách trồng lan kim điệp vào chậu

Cách trồng lan kim điệp vào chậu

Bạn có thể ghép kim điệp vào chậu cũng được, ghép vào gỗ, thớt, dớn cũng đều được.

Nếu dùng chậu bạn có thể dùng giá thể than củi đập nhỏ, vỏ thông, dớn sợi là ổn. Ghép cố định gốc và nhô hẳn gốc, không vùi gốc dưới giá thể là được.

Đối với ghép gỗ, dớn trụ thì khá đẹp, nhìn giò lan đều, lúc ra hoa thì ngắm rất phê, mỗi tội là lúc tưới phải đảm bảo ướt đẫm xung quanh. Và đặc biệt là nếu bạn trồng để bán thì không nên ghép trụ tròn, lúc đóng hàng thì… không biết đóng kiểu gì cho khỏi dập.

Nếu ghép thớt hay dớn bảng cũng được, dễ ghép, dễ treo, dễ tưới, dễ gắn phân, đóng hàng bán cũng khá ok.

Cá nhân tôi thấy trồng kim điệp bằng chậu đất nung với dớn sợi là ổn nhất: giữ ẩm tốt, thoáng rễ, thông thoáng, cho ăn phân cũng tiện.

Chế độ chăm sóc

Sau khi ghép lan kim điệp xong, bạn treo chỗ mát tránh mưa nắng trực tiếp trong khoảng 2-5 ngày, sau đó cho ăn nắng 50%, sau 1 tuần cho ăn nắng 70%. Như vậy, sau khoảng 10 đến 15 ngày bạn có thể treo lên giàn ăn nắng luôn, bên dưới 1 lớp lưới đen là ok.

Kim điệp vàng dễ mắc bệnh thối nâu đen thân trên giả hành non từ gốc lên rồi khô tóp lại. Bệnh này bạn dùng Antracol phun phòng là được. Bệnh thứ 2 là đốm lá (mắt cua và thán thư) xịt thuốc có hoạt chất CARBENZIM là ok.

Lan kim điệp xuân dễ trồng, dễ chăm, hoa đẹp, giá rẻ đáng để chơi.

Bạn cần phải phân biệt lan kim điệp xuân khác với kim điệp nhựa.

Loading...