Nhiều người hay nói rằng, phong lan bạch câu là loài lan sáng nở tối tàn, mất công chăm sóc cả năm trời mà chẳng kịp nhìn chúng khoe sắc, vì thế nên không đáng trồng. Với cá nhân tôi thì lại thấy đây là loài lan rất đáng yêu, hương thơm nên có trong bộ sưu tập vườn nhà. Vậy cách nhận biết và chăm sóc lan bạch câu như thế nào, cùng chamlan.com tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc, phân bố lan bạch câu
Tên gọi
Lan bạch câu có tên gọi khoa học là Dendrobium crumenatum, tên tiếng Việt chúng ta hay gọi là lan bạch câu hay hoàng thảo bạch câu, lan phù dung, miền Nam có nơi gọi là lan bạch hạc. Về nguồn gốc của cái tên này, chúng bắt nguồn từ những bông hoa lan bạch câu khi nở rất giống những chú chim bồ câu màu trắng đang tung tăng bay nhảy.
Phân bố
Lan hoàng thảo bạch câu sống trong rừng đất thấp Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Sri Lanka, quần đảo Andaman, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Lào, Việt Nam ở độ từ 0 đến 500 mét.
Phổ biến nhất, bạch câu được tìm thấy ở Malaysia và Singapore, được tìm thấy trong tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới. Cây phân bố từ Nam Á đến Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây có mặt từ Kon Tum, Khánh Hòa đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận biết phong lan bạch câu – Dendrobium crumenatum
Lan bạch câu là loài lan sống phụ sinh, cây mọc thành bụi như bụi trúc. Giả hành bên trên nhỏ và dài như trúc, bên dưới lại phình to gần gốc cây.
Cây có chiều cao trung bình từ 30 đến 1m, vươn cao hoặc ngả ra xung quanh thành khóm.
bạch câu ra hoa đều ở các cành, nụ hoa gần nở nhìn như những chú chim bồ câu trắng muốt.
Lan bạch câu cực kỳ sai hoa, hoa nở nhiều, đồng loạt. Kích thước hoa từ 3-4cm, cánh hoa màu trắng, trên lưỡi hoa điểm chút màu vàng tao nhã. Cây lan bạch câu có mùi hương rất thơm, hương thơm ngọt ngào rất thu hút. Tuy nhiên, cây lan nở lại rất nhanh tàn, chỉ khoảng 1 – 2 ngày là tàn. Nhiều khi chúng ta mất công chăm sóc, chưa kịp ngắm thì chúng đã tàn, chỉ để lại cho chúng ta sự tiếc nuối, bồi hồi giống như cái chạm tay đầu đời của chàng trai với cô gái tuổi 18 đôi mươi, chưa kịp thổ lộ gì thì cô gái ấy đã chuyển đi nơi xa.
Cây không nở hoa theo mùa mà nở bất kì thời gian nào trong năm, khi có sự sốc nhiệt thì chúng có thể ra hoa. Do vậy, nếu đã bỏ lỡ một lần, bạn hãy cố gắng đừng để chúng vụt mất lần nữa nhé!
Kỹ thuật trồng phong lan bạch câu
Lan bạch câu mọc theo từng khóm, do vậy bạn có thể trồng chúng trong chậu hoặc ghép lên các gốc cây lớn.
Cách trồng lan bạch câu trong chậu:
Các bạn chuẩn bị giá thể đã xử lý cho cây. Cây ưa ẩm, ưa nắng, dễ sống nên giá thể trồng bạch câu rất phong phú, có thể kể đến như than củi, vỏ thông, xơ dừa, gỗ,… Các bạn nên dùng chậu đất nung hoặc chậu sành, sứ cho cây. Cây phát triển rất nhanh nên nếu kích thước chậu quá nhỏ chúng ta sẽ nhanh phải thay chậu. Các bạn rải 1 vài miếng xốp dưới đáy chậu cho thông thoáng, thoát nước tốt, một lớp than củi hoặc vỏ thông, xơ dừa lên là cây đã có thể sống rất tốt rồi. Các bạn lưu ý nên để cây nổi thoáng gốc tránh bí gốc cây khó sống.
Cách trồng lan bạch câu trên cây sống:
Thông thường thì với những loại lan sống thành bụi, phát triển nhanh thì ghép lên cây sống rất tốt, thuận lợi cho chăm sóc.
Các bạn có thể ghép lên bất cứ cây sống nào, tuy nhiên cần lưu ý gốc cây đảm bảo tương đối to, cân đối cho cây phát triển. Các loại cây thích hợp để trồng lan bạch câu là nhãn, vải, vú sữa, cau, dừa,…. Các bạn chỉ cần đặt cây lan lên, cố định chặt gốc cây lan vào thân cây sống sao cho không bị lung lay là được. Mỗi ngày tưới 1 lần, sau 10-15 ngày là cây đã phát triển được bộ rễ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách ghép lan lên thân cây sống
Kỹ thuật chăm sóc phong lan bạch câu
Lan bạch cây ưa nắng, độ sáng 70-80 %, thậm chí đối với cây trưởng thành có thể chịu được 100% nắng.
Cây tương đối ưa ẩm, độ ẩm khoảng 60-70% nên các bạn cứ 1 ngày tưới 1 lần là ổn.
Lan bạch câu ưa nhiệt độ trung bình, khoảng 20-30 độ C. Khi gặp hiện tượng sốc nhiệt hoặc mưa trái mùa chúng sẽ ra hoa.
Mặc dù những cành hoa đã tàn không cho hoa lần 2 nhưng nếu đáp ứng đủ ẩm, chúng vẫn có thể này mầm thành cây con ( keiki) giúp cây nhân giống rất nhanh.
Về chế độ phân bón, cây không có nhu cầu quá cao và khắt khe về phân bón, do đó bạn có thể bón phân hữu cơ cho chúng là được: phân trùn quế, phân dê, phân dơi, GE bón lan,…
Nếu bạn là người ưa thích thanh tao, giản dị, mộc mạc thì chắc chắn sẽ không bỏ qua được loài lan này rồi!
Xem thêm: