Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Lan cattleya: Nhận biết, cách trồng và chăm sóc cực đơn giản

Lan cattleya: Nhận biết, cách trồng và chăm sóc cực đơn giản

Cattleya vàng

Giới chơi lan ai cũng biết đến loài lan cát ( cát lan, cattleya) có hoa to, rực rỡ sắc màu và vô cùng dễ chơi. Vậy cách trồng lan cattleya như thế nào, cách chăm sóc ra sao cho chúng luôn xanh tốt và sai hoa? Cùng Chăm Lan tìm hiểu ngay nhé!

Nhận biết lan Cattleya

Chi Cát lan hay chi Lan hoàng hậu (danh pháp khoa học: Cattleya) là một chi thực vật gồm 113 loài hoa lan phân bố từ Costa Rica đến Nam Mỹ nhiệt đới. Tên chi này do John Lindley đặt năm 1824 theo tên của William Cattley là người đã nhân giống và trồng thành công loài lan Cattleya labiata. Tên viết tắt của chi này trên các tạp chí thương mại là C. Cattleya cũng là tên một liên minh hoa lan gồm các chi Brassavola, Broughtonia, Cattleya, Encyclia, Guarianthe, Laelia, Myrmecophila, Sophronitis. ( Trích wikipedia)

Lan cattleya hoa to và sặc sỡ nhiều màu

Lan cattleya hoa to và sặc sỡ nhiều màu

Lan cattleya là loài lan đa thân, có nhiều hành giả, thân chúng khá mập và tương đối ngắn. Cattleya là loại rễ chùm, nhỏ và dài. Đây là loài lan có tốc độ phát triển tương đối nhanh, nhân giống bằng các hành giả nên rất nhanh. Chúng ta có thể tách giống liên tục để được nhiều chậu lan lớn. Tuy nhiên, việc nhân giống cũng phải hi sinh cây sẽ không ra hoa nếu giả hành chưa đủ tuổi.

Mỗi giả hành sẽ cho từ 1 cho đến 2 lá ( tùy từng giống cây). Ở chính giữa sẽ cho mèo, từ mèo này sẽ mọc ra những chùm hoa. Tuy vào từng giống lan cattleya, có loại ra theo chùm 2-4 bông, có loài chỉ ra 1 bông duy nhất.

Phân loại lan cattleya

Hiện nay chi lan Cattleya cực kì phong phú với nhiều loại lan khác nhau từ hình thái thân lá cho đến mặt hoa, màu sắc,… Nhưng nói chung chúng sẽ được phân loại như sau:

Phân loại theo nguồn gốc

Lan cát rừng ( Cattleya tự nhiên)

Lan cattleya xưa ( Cát Hàn Mặc Tử)

Lan cattleya xưa ( Cát Hàn Mặc Tử)

Cattleya Hàn Mặc Tử chính là loài lan phổ biến và điển hình ở Việt Nam. Chúng có kích thước thân lá to, nhỏ tùy thuộc vào chế độ chăm sóc. Không phải cứ lan rừng là thân lá nhỏ đâu. Tôi có thấy ông anh có chậu lan cattleya Hàn Mặc Tử ( người ta hay gọi là cát xưa) thân lá thì to vĩ đại, giả hành có khi dài đến 20 cm, thêm 2 lá ở đầu hành giả cũng dài tầm 20cm nữa, cả giò chục thân đủ thấy nó khủng thế nào, tuy nhiên hoa theo chùm và vẫn bé so với loại cát phổ biến hiện nay!

Lan cattleya công nghiệp

Lan cattleya được lai tạo ngày nay có hoa nhiều màu

Lan cattleya được lai tạo ngày nay có hoa nhiều màu

Loại này ra đời nhờ sự lai tạo gen nhân tạo tạo nên nhiều giống lan cat khác nhau, màu sắc sặc sỡ, và chỉ có đợi đến khi nhìn thấy hoa thôi chứ không thể đoán được mặt hoa lúc mua giống thân lá.

Loại lan cattleya lai này bao gồm cả những loài lan cát có khuôn bông lớn cho đến những chậu lan cattleya mini thân lá nhỏ và hoa theo chùm.

Phân loại theo hình thái thân – hoa

Cattleya 1 lá

Cattleya bạch ngọc - loài lan cat một lá

Cattleya bạch ngọc – loài lan cat một lá

Hiện nay đa số người chơi lan cattleya đều phân loại theo cách này. Lan cattleya 1 lá là loại giả hành chỉ cho 1 lá duy nhân, thân lá có phần to lớn vượt trội và cũng chỉ cho 1 bông/ 1 hành giả. Bù lại, lan cattleya 1 lá này cho bông cực to, sặc sỡ và hiện tại loại này là dòng lan cát đẹp nhất được người chơi ưa chuộng nhất, đồng thời cũng có giá trị nhất hiện nay.

Cattleya màu cam bông to cỡ bằng bàn tay người lớn

Cattleya màu cam bông to cỡ bằng bàn tay người lớn

Giống lan cat mặt quỷ ( nước ngoài gọi là mặt cười)

Giống lan cat mặt quỷ ( nước ngoài gọi là mặt cười)

Giống lan cat mặt quỷ hiện nay được nhiều người săn lùng

Giống lan cat mặt quỷ hiện nay được nhiều người săn lùng

Cattleya vàng

Cattleya vàng

Lan cattleya vàng lưỡi đỏ cực kì phổ biến và được nhiều người ưa chuộng

Lan cattleya vàng lưỡi đỏ cực kì phổ biến và được nhiều người ưa chuộng

Cattleya đỏ rực ngày hè

Cattleya đỏ rực ngày hè

Cattleya 2 lá

Cattleya mini có 2 lá, đồng thời hoa nhỏ và chùm nhiều bông hơn

Cattleya mini có 2 lá, đồng thời hoa nhỏ và chùm nhiều bông hơn

Cattleya 2 lá là loại có 2 lá trên 1 hành giả. Loại này đa số thân lá nhỏ và cho hoa theo chùm, thậm chí mỗi chùm từ 5-7 bông nếu như cây sung sức. Lan cattleya 2 lá hiện nay chủ yếu là dòng lan cattleya mini và giống lan cát xưa.

Cát cam mini

Cát cam mini

Dòng lan cat mini mặc dù hoa nhỏ nhưng cực kì sai hoa

Dòng lan cat mini mặc dù hoa nhỏ nhưng cực kì sai hoa

Dù là loại nào thì bạn cũng nên sưu tầm cho giàn lan thêm phần phong phú.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng lan cattleya

Lan cattleya trồng khá đơn giản. Hiện nay giống lan cat không quá đắt, giao động trên thị trường khoảng 150 đến 300k một chậu lan. Thông thường người ta trồng lan cattleya bằng các hướng, mỗi hướng bao gồm 2-3 giả hành và có đầy đủ mắt ngủ ở giả hành tơ. Các mắt ngủ này sẽ mọc lên giả hành mới.

Để nhân giống lan cattleya nhanh thì chúng ta nên tách như vậy, còn bạn khi mua lan cat thì có thể là chậu to, nhiều hành giả và có thể cho hoa luôn. Bạn có thể để nguyên và chuyển chậu cho cây hoặc tách để nhân giống thì tùy. Ở đây tôi sẽ hướng dẫn cách trồng lan cattleya từ một hướng của cây:

Chuẩn bị:

Chậu trồng lan cattleya:

Lan cát phù hợp với mọi loại chậu từ chậu nhựa đen, chậu gỗ, chậu đất nung,… tuy nhiên loài lan cat ưa ẩm, chúng ta không nên sử dụng loại chậu quá thoáng và đường kích chậu quá lớn.

Giá thể trồng lan cát:

Giá thể cho lan cattleya yêu cầu thoáng rễ, thoát nước nhanh và giữ ẩm cao. Do vậy chúng ta có thể cân nhắc đến các loại giá thể như xơ dừa, vỏ thông, miếng gỗ cắt nhỏ, than củi, dớn vụn, viên đất nung, đá bọt… Giá thể chúng ta dễ gặp nhất đó chính là xơ dừa. Loại này nhà vườn trồng rất nhiều do giá rẻ, dễ kiếm và giữ ẩm tốt. Tuy nhiên đấy là nhà vườn có thể kiểm soát nước tốt. Còn với bạn trồng vườn nhà thì nên sử dụng xơ dừa trộn với vỏ thông, viên đất nung và dớn cọng.

Tất cả giá thể bạn lưu ý cần phải xử lý trước khi trồng.

Xem ngay: Cách xử lý xơ dừa trồng lan

Giống lan

Tách lan cattleya theo từng hướng 2-3 giả hành để đảm bảo cây phát triển tốt nhất

Tách lan cattleya theo từng hướng 2-3 giả hành để đảm bảo cây phát triển tốt nhất

Bạn cần tách giống lan cattleya ra thành từng hướng ( mỗi hướng khoảng 2 – 3 thân là ổn), tại vết cắt bôi keo liền sẹo và để cho thật khô tránh ngấm nước dễ bị thối. Chúng ta có thể sử lý giống bằng chế phẩm Hùng Nguyễn trước khi tiến hành trồng.

Cách trồng lan cattleya:

Bước 1:

Với chậu trồng lan cattleya, chúng ta cần phải làm móc treo trước khi trồng cây để lấy nó làm điểm tựa cho cây. Bạn dùng 1 miếng xốp, cắm một chiếc que ( đũa tre dùng 1 lần) đặt vào đáy chậu, sau đó lấp giá thể dần lên đến cách miệng chậu chừng 2-3cm.

Trồng lan cát bằng vỏ thông, dớn cọng hoặc viên đất nung cũng rất phù hợp

Trồng lan cát bằng vỏ thông, dớn cọng hoặc viên đất nung cũng rất phù hợp

Lưu ý miếng xốp phải có chỗ cho nước thoát, không được bịt kín tất cả các lỗ ở đáy chậu. Giá thể chúng ta cho từ kích thước lớn đến kích thước nhỏ. Giá thể bạn có thể tùy ý lựa chọn tùy theo vùng miền. Chẳng hạn ở vùng mưa ít hoặc kiểm soát được độ ẩm có thể sử dụng xơ dừa kết hợp với vỏ thông hoặc dớn. Ở khu vực mưa nhiều có thể cân nhắc chỉ sử dụng vỏ thông và dớn vụn, xơ dừa vụn chỉ rải lên bề mặt chậu.

Bước 2:

Cố định hướng của cây lan cattley vào chiếc que đã cắm sẵn ở chính giữa chậu. Chú ý phần mắt ngủ của cây phải hướng vào giữa chậu để sau này cây mới mọc đúng vị trí trung tâm.

Cách trồng lan cattleya tương đối dễ

Cách trồng lan cattleya tương đối dễ

Ngoài ra, bạn cũng có thể cố định hướng của cây lan vào thành của chậu, hướng giả hành tơ và mắt ngủ vào chính giữa chậu.

Lưu ý chỉ đặt gốc của cây lan cat lên bề mặt giá thể, tuyệt đối không lấp gốc cây sẽ dẫn bị thối nhũn và khó quan sát trong suốt quá trình chúng ta chăm cây. Sau khi cố định được gốc của cây thì chúng ta cần phải cố định được các giả hành vào móc treo sao cho chắc chắn nhất.

Cố định gốc và thân của cây vào thành chậu hoặc móc treo cho cây không bị lung lay gốc

Cố định gốc và thân của cây vào thành chậu hoặc móc treo cho cây không bị lung lay gốc

Bước 3:

Treo chúng ra khu vực cho lan mới ghép, tránh mưa hoàn toàn, nắng nhẹ. Chúng ta không nên tưới luôn, đợi 2 ngày cho các vết xước trong quá trình trồng lan liền lại rồi tưới thật đẫm vào giá thể. Sau đó cứ 1 tuần 2 lần tưới thuốc kích rễ Hùng Nguyễn hoặc vitamin B1 cho đến khi cây ra rễ ấm gốc thì dừng lại và sử dụng phân bón tan chậm cho cây. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng phân bón lá cho cây.

Chăm sóc lan cát như thế nào?

Độ sáng:

Cây ưa ánh sáng trung bình, mặc dù có thể chịu được ánh sáng 100%. Tuy nhiên đôi khi ánh sáng quá mạnh thì cây cũng không cho hoa. Do vậy bạn có thể áp dụng trồng lan cat với cường độ ánh sáng khoảng 40 – 50% hoặc dưới 1 lớp lưới đen loại dày hay dưới bóng của những loài lan chịu được ánh sáng cao hơn.

Biểu hiện của một cây lan thừa ánh sáng là lá có thể bị cháy hoặc màu vàng, cây lùn thấp và rất cứng cáp. Ngược lại một cây thiếu ánh sáng, màu xanh lá cây đậm, dáng cây yếu đuối dễ ngã. Một cây Cattleya màu xanh nhạt ánh màu vàng hay tím là cây được trồng ở nơi vừa đủ ánh sáng. Dựa vào đây bạn có thể điều chỉnh ánh sáng cho cây phù hợp.

Nếu đủ ánh sáng, thân lá của chúng phát triển mạnh, căng tròn và cứng cáp. Vì thế cây cho hoa cùng to và sậm màu, lâu tàn hơn những cây không đủ nắng.

Độ ẩm

Lan cat có thân trữ nước, hệ thống rễ ngầm bên dưới, cây ưa ẩm nhưng cần phải thoát nước tốt. Chính vì thế chúng ta chỉ cần tưới vào phần giá thể, 1-2 ngày 1 lần, tránh tưới vào ngọn cây dễ gây thối.

Độ ẩm lý tưởng cho lan cattleya dao động trong khoảng 40-70%. Cây cần độ ẩm cao nhưng không được để cây đọng nước. Biện pháp tưới nhỏ giọt vào giá thể là không cần thiết bởi cây có giả hàng giữ nước, có thể chịu khô một chút nhưng úng nước cây rất dễ chết. Đôi khi cây cần sự khô thoáng bộ rễ giữa các lần tưới nước với nhau để có thể kích thích sự mọc rễ. Lý thuyết là vậy nhưng bạn phải vận dụng tùy từng kiểu khí hậu của vườn mà có chế độ nước tưới phù hợp nhất.

Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng cho lan cattleya là 21 độ vào ban ngày, ban đêm vào khoảng 16 độ. Với đặc điểm này thì khu vực Đà Lạt là địa điểm lý tưởng để chúng ta có thể trồng lan cattleya. Tuy nhiên, lan cát cũng có thể sinh sống ở một biên độ nhiệt cao hơn, và vẫn cho hoa như thường, mặc dù tốc độ phát triển là chậm hơn.

Do vậy, lan cát có thể trồng ở mọi vùng miền của nước ta, quan trọng là tiểu khi hậu phải đảm bảo ẩm, mát và ánh sáng trung bình.

Chế độ phân bón

Có thẻ dễ thấy, ở điều kiện lý tưởng, lan cattley cần rất ít hoặc không cần phân bón vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, đối với lan cattleya chúng ta có thể sử dụng phân bón tan chậm hoặc phân bón lá phun định kì cho cây.

Các loại phân vô cơ, có công thức 30-10-10 dùng cho cây con, 20-20-20 và 15-30-15 dùng cho cây đã trưởng thành, được tưới 1-2 lần tuần, với nồng độ 1gram hay 1 muỗng cà phê pha trong 4 lít nước. Khi các giả hành chớm nụ hoa, ta bón các loại phân 10-20-20, 6-30-30 với nồng độ và chu kỳ như trên, để đảm bảo một sự đậu hoa chắc chắn, với những hoa to và đẹp.

Cách thay chậu cho lan cát

Sau một thời gian trồng cây, chậu chậu hoặc cây sẽ bị thối rễ nên thay chậu là điều tất yếu. Bạn có thể nhổ chúng lên, đặt vào chậu khác to hơn và chèn giá thể vào xung quanh là được.

Ngoài ra bạn có thể tách bụi để nhân giống tương tự như lúc mới bắt đầu trồng cây. Khi cây đã quen với môi trường sống thì chúng sẽ phát triển nhanh hơn.

Kỹ thuật nhân giống cho lan cattleya

Cattleya tăng trưởng khá nhanh, tuy nhiên nếu bạn muố nhân giống chúng thì cũng không quá khó khăn. Sử dụng kéo thật sắc cắt phần thân của chúng theo từng hướng, và lưu ý cần hạn chế tối đa động đến mắt ngủ của cây. Giữ nguyên các hướng của cây trong chậu.

Sau khi dùng kéo cắt phần thân này thì bạn sử dụng keo liền sẹo bôi vào vết cắt và để khô 2 ngày, sau đó tiếp tục treo lên giàn. Bạn sử dụng kei Duy xanh phun cho cây nhanh mọc mầm liên tục 1 tuần 2 lần đến khi có cây con mọc lên thì bắt đầu dừng và chuyển sang sử dụng vitamin B12 để giải độc, giúp cây ra rễ nhanh chóng. Sử dụng kèm vitamin B1 để nâng cao hiệu quả.

Bạn để một thời gian cho các hướng này mọc giả hành mới thì bắt đầu tách chúng ra chậu mới để trồng. Cách nhân giống này có tỷ lệ sống cao và giúp cây thích nghi điều kiện môi trường nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể tách ngay thành các hướng để trồng mới, tuy nhiên cách này cây sẽ mất khoảng thời gian ban đầu để thích nghi với môi trường mới.

Cách làm cho lan cattleya ra hoa

Để lan cattleya ra hoa cần thỏa mãn các điều kiện: cây đủ tuổi trưởng thành, đầy đủ dưỡng chất và điều kiện môi trường thích hợp. Chúng ta cần lưu ý rằng: sự sinh trưởng và phát dục của cây là mâu thuẫn nhau. Nếu như cây đã đủ tuổi cho hoa thì bất cứ điều kiện bất lợi về sinh trưởng đều khiến nó ra hoa.

Sử dụng phân bón ít đạm: 6-30-30 tưới cho cây để tạo sự cứng cáp cho cây. Sau đó 2 tháng thì chúng ta ngưng hoàn toàn phân bón và hạn chế tưới quá ẩm, tăng nắng cho cây là sẽ thấy hoa. Trong quá trình cây ra mèo và hoa, tránh tuyệt đối nước tưới vào sẽ khiến đọng nước và thối mầm hoa. Chúng ta chỉ nên tưới phun sương vào gốc cây.

Như vậy sau 3 tháng kể từ khi cây ăn phân bón 6-30-30 thì sẽ có hoa. Chúng ta có thể cùng cách này để kích cây ra hoa đùng thời gian mong muốn. Sau khi cây tàn hoa thì chúng ta cần sử dụng phân bón lá dưỡng lại cây cho phục hồi.

Bệnh trên cây lan cát

Cây lan cattleya hay bị rệp nhất. Các loại rệp bám từ gốc, thân hay ngọn cây hút chất dinh dưỡng nên bạn cần để ý phòng trừ.

Ngoài ra bệnh thối đọt, thối lá trong mùa mưa cũng rất phổ biến, bạn cần để ý tránh tối đa thiệt hại.

Sâu bệnh, sên, côn trùng cắn rễ lan do môi trường ẩm và từ giá thể sẽ gây những tổn thương cho cây. Do vậy bạn cần lưu ý để có biện pháp chữa trị kịp thời. Tốt nhất là phun thuốc phòng nấm bệnh định kì.

Kết luận

Lan cattleya là loài lan dễ trồng, hoa to và đẹp, nhiều màu sắc rất đáng để chơi. Cách trồng và chăm sóc lan cát cũng không hề khó nếu như bạn hiểu được đặc tính của nó. Chúc các bạn có những chậu lan cattleya thật rực rỡ!

Xem thêm:

Loading...