Bệnh thối nhũn trên phong lan đơn thân
Biểu hiện bệnh thối nhũn trên phong lan đơn thân

Nguyên nhân gây ra bệnh thối nhũn

Cách phòng tránh thối nhũn trên cây lan:
Cách điều trị thối nhũn cho phong lan đơn thân

Bệnh thối nhũn trên phong lan đa thân
Biểu hiện của bệnh thối nhũn trên lan đa thân

Mức nhẹ: Dễ nhận thấy cây sẽ bị héo lá, ủ rũ ở mức nhẹ, lá cây vàng xuất hiện những vết lốm đốm, loang lổ, sau thâm dần và có biểu hiện thối.
Mức nặng: Cây héo, lá vàng vào những vết loang lổ chuyển sang màu nâu đen, lấy tay chạm vào thì có nhớt, mùi khó chịu. Gốc cây và ngọn cây tương tự cũng chuyển từ màu xanh sang màu vàng, nâu, nặng hơn là thối, gây thiệt hại rất lớn. Nếu ko chữa kịp thời: các thân của cây sẽ thối hết và vô phương cứu chữa.
Phòng bệnh lan bị thối thân như thế nào?
- Sử dụng giá thể phù hợp cho cây, nên chọn giá thể thoáng, giữ đủ ẩm nhưng cũng thoát nước nhanh cho cây. Các giá thể nên dùng là gỗ nhãn, vải, vú sữa, dớn bảng, dớn trụ, vỏ thông. Không nên lót quá nhiều rêu hay dớn vào gốc dễ gây úng nước và thối rễ cho cây.
- Với những ngày mưa dầm, nên di chuyển cây vào chỗ không mưa, thoáng gió; nếu mưa ít thì không cần thiết.
- Sau cơn mưa dài hoặc định kì nên sử dụng thuốc phun cho cây tránh nấm bệnh và vi khuẩn.
- Tránh tưới cây vào giữa trưa nắng gây tổn thương, bỏng cây. Tránh tưới cây vào đêm muộn dễ gây đọng nước rất nguy hiểm cho lan, đặc biệt là lan long tu và phi điệp.
- Treo giò lan nơi thoáng gió để hạn chế mầm bệnh và không bị đọng nước quá lâu.
Chữa bệnh thối nhũn trên lan đa thân như thế nào?
Việc đầu tiên bạn nên xem lại giá thể và chế độ tưới nhé. Nếu giá thể của bạn trồng không khô thoáng thì rất dễ gây úng nước và thối gốc.
Nếu giá thể bẩn sẽ khiến bệnh thối nhũn trên phong lan đa thân lây lan cực nhanh. Nếu bệnh nặng bạn nên gỡ toàn bộ cây lan ra và cắt phần thối đi. Khi cắt hãy dùng bông gòn tẩm Physan 20SL bôi vào vết cắt và đợi khô, sau đó bôi keo liền sẹo cho khô. Sau 1 tiếng, khi vết thương đã khô bạn tiến hành pha thuốc trị thối nhũn cho cây và ngâm cả cây lan vào trong khoảng 20 đến 30 phút cho ngấm. Bạn treo ngược chúng lên treo vào chỗ thoáng, tránh mưa nắng.
Sau 2-3 ngày phun lại 1 lần nữa với liều lượng bằng ½ chỉ định. Lưu ý suốt quá trình đó không được tưới nước. Khi thấy vết bệnh đã lành thì bắt đầu tưới phun sương giữ ẩm cho cây. Có thể sử dụng kèm thuốc kích rễ và canxi cho cây với liều lượng nhẹ. Nếu bạn thấy cây lan đã ổn định bạn tiến hành sử dụng giá thể mới và ghép lại cây như trồng mới nhé. Nếu chăm tốt chỉ sau 2-3 tuần là cây lan đa thân của bạn đã có thể bắn rễ và phát triển bình thường.
Nếu như giá thể của bạn sạch và thoát nước tốt, bạn xử lý phong lan bị thối nhũn như sau:
Nếu bệnh thối nhũn trên lan đa thân nhẹ: Bạn nên ngưng hẳn tưới nước, pha dung dịch thuốc trị thối nhũn cho lan theo đúng liều lượng. Cách 2-3 ngày phun lại 1 lần với liều nhẹ là khỏi. Treo giò lan chỗ thoáng gió và tránh nắng. Khi cây đã cứng cáp trở lại thì tưới bình thường, mang ra giàn thích nghi dần với nắng.
Nếu bệnh thối nhũn nặng: Ngưng hẳn tưới nước. Cây có biểu hiện thối ngọn thì dùng dao tem cắt hết phần thối đi, dùng bông gòn tẩm thuốc Physan 20SL bôi vào vết cắt rồi để khô. Sau khi vết cắt đã khô bạn dùng keo liền sẹo hoặc sơn móng tay bôi vào rồi để khô cho vết cắt tránh được nước hoàn toàn. Ngoài vết cắt, bất kì vết thương hở nào bạn cũng nên bôi thuốc và xử lý như vết cắt đó. Khi vết cắt khô thì sử dụng thuốc đặc trị thối nhũn, pha đúng liều lượng hướng dẫn vào chậu, sau đó ngâm ngập cả giò lan vào, chừng khoảng 20-30 phút thì vớt cây ra, treo vào chỗ thoáng gió, tránh nắng mưa. Để nguyên 2 ngày không được tưới cho cây.
Đến khi bạn thấy giá thể khô, bạn tiến hành phun lại thuốc trị thối nhũn cho phong lan với liều lượng nhẹ một lần nữa. Tiếp tục để cho thuốc khô, sau đó ta tiến hành phun sương giữ ẩm đều cho cây bằng thuốc kích rễ và canxi kết hợp nếu có để cây lan có thể ổn định. Khi thấy cây phát triển ổn định thì treo ra giàn cho ăn nắng dần dần.
Trường hợp cây bị thối gốc 1 phần ko thể chữa trị được thì nên cắt bỏ thân ra, dùng dao cắt các vết thối nhũn sau đó bôi keo liền sẹo. Ngâm cả phần gốc và ngọn đã cắt vào chậu thuốc pha sẵn. Phần gốc này treo cách ly, nếu có mắt ngủ có thể nảy kei. Thân đã cắt nên giữ lại để ươm kei. Nếu bệnh quá nặng gốc thối hết, bạn đã hết cơ hội cứu chữa và nên giữ lại phần kei để ươm mà thôi.
Nếu là lan đa thân không có giá trị, ươm kei cũng tốn công sức mà thành quả chẳng được gì, bạn chỉ nên vất đi và cách ly với vườn lan để tránh mầm bệnh phát triển. Khi bệnh đã nặng như vậy, mầm bệnh rất dễ lây lan ra cả vườn, vì thế bạn nên dùng thuốc thối nhũn phun với liều lượng theo chỉ dẫn để phòng bệnh cho lan. Các loại thuốc thối nhũn tôi thường dùng là Physan 20 SL, Starner 20WP, Ridomil Gold 68WG, Poner 40TB.
Đây là 4 loại thuốc trị thối nhũn cho lan có tính kháng khuẩn cao, tác dụng nhanh nên sử dụng. Bệnh thối nhũn trên lan đa thân này lan truyền, lây lan rất nhanh nên mọi người chú ý theo dõi cây, nếu có dấu hiệu lan bị thối nhũn nên chữa trị kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc nhé!
Một số lưu ý về căn bệnh thối nhũn trên cây lan
Thường xuyên để ý cây lan mỗi ngày
Bất kì những người chơi lan nào cũng đều có thói quen này. Ngoài ngắm vẻ đẹp cây lan, để ý cây lan mỗi ngày để có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh hại lan đề phòng những thiệt hại. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, hãy tìm nguyên nhân và xử lý chúng ngay lập tức để có thể giảm tối thiểu các thiệt hại.

Có nhiều người cho rằng đây là điều hiển nhiên, cũng có phần đúng khi vườn lan của bạn chỉ nhỏ nhỏ đủ ngắm thôi. Tuy nhiên với nhiều người có một bộ sưu tập lớn và không có mấy thời gian để ý thì việc trông nom chậu lan mỗi ngày có thể là điều không thực hiện được. Đấy là chưa kể các bạn rất chủ quan với những giò lan đang cực kì tươi tốt, bằng đi chỉ một vài ngày đến 1 tuần thì nó đã nhiễm bệnh đến mức không thể cứu vãn nổi. Có những người đi công tác, đi công việc từ 1 đến 2 tuần nhưng lại đúng mùa mưa mà không nhờ người chăm sóc cũng rất ra đi các giò lan nếu không có mái che.
Bệnh thối nhũn trên phong lan nên phun thuốc phòng bệnh định kì
Phương pháp phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh được cha ông ta nói rất nhiều. Bệnh thối nhũn không chừa bất cứ một chậu lan, một người chơi lan nào. Có những nhà vườn mới chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn xảy ra thiệt hại do bệnh thối nhũn gây ra rất nhiều. Bệnh thối nhũn có thể phòng trừ một cách đơn giản, không tốn kém mà thật dễ dàng bằng cách sử dụng nước vôi trong phun định kì hàng tháng.
Khi sử dụng thuốc để phòng bệnh, các bạn lưu ý rằng chỉ nên pha với liều lượng nhẹ hơn so với bao bì một chút.
Một điều tôi muốn nhắc lại với các bạn chơi lan, hãy luôn đảm bảo giàn lan được thoáng gió, có ánh nắng và nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Hãy sử dụng vôi và các hoạt chất chế phẩm sinh học để đảm bảo cây lan luôn được khỏe mạnh mà không bị yếu khi có bất cứ một tác động xấu nào từ môi trường.
Tưới vừa đủ nước, không tưới quá nhiều
Nhiều người chơi lan thường nhầm lẫn rằng tưới nhiều nước là nguyên nhân dẫn đến thối nhũn. Tuy nhiên thực tế không phải là như vậy. Bệnh thối nhũn trên lan do một loại vi khuẩn gây nên, chúng xâm nhập vào cây lan qua các vết thương cơ giới. Chính vì thế mà tưới quá nhiều nước tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập hại lan. Do đó nhiều người thấy thối nhũn thường cho là do tưới quá nhiều nước.
Nếu không có loại vi khuẩn này xâm nhập thì chắc chắn cây không bị thối nhũn. Đây cũng là lý do mà nhiều người thắc mắc tại sao cây lan này tưới ít nhưng vẫn mắc bệnh, thậm chí có nhiều cây để ngoài trời mưa không che chắn gì nhưng vẫn không mắc bệnh. Tuy nhiên, tưới nhiều nước tạo nên môi trường thuận lợi để cây nhiễm bệnh. Vì thế các bạn hãy tưới đủ ẩm thôi nhé, giữa 2 lần tưới hãy để cho cây được không ráo một khoảng thời gian, không nên để rễ cây lúc nào cũng ẩm ướt.
Cần nhanh chóng cách ly và xử lý cây bệnh càng nhanh càng tốt
Thối nhũn là một trong những loại bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho cây lan. Đặc biệt là với những dòng thân thòng mà mắc chứng thối gốc. Thật là đau buồn hết sức quá man. Chính vì vậy hãy xử lý kịp thời càng sớm càng tốt nhé. Khi có dấu hiệu thối nhũn, nếu không xử lý luôn thì có lẽ chỉ sau 2 đến 3 ngày bạn sẽ phải tiêu hủy toàn bộ giò lan chứ chẳng thể nào cứu vãn được nữa đâu.
Thuốc trị thối nhũn cho lan Poner – 40TB
Đây là loại thuốc đặc trị thối nhũn hiệu quả, đơn giản và dễ sử dụng. Lựa chọn số 1 cho điều trị bệnh thối nhũn không chỉ cho cây lan mà còn cả cho cây rau màu, cây ăn quả,…
Thành phần hóa học của viên sủi Poner – 40TB
Streptomycin 40%
Phụ gia vừa đủ 100%
Quy cách: viên nén sủi bọt 5gam/ viên
Công dụng của viên sủi Poner – 40TB
Viên sủi Poner 40TB chuyên trị thối nhũn trên cây bắp cải, đốm lá trên cây hồ tiêu, lá chanh và thối trái ớt, thanh long, cà chua, chách lá hành, bìa lá lúa,… đặc biệt là trên phong lan cả đơn thân và đa thân.
Poner 40TB có thể pha chung với một số thuốc BVTV khác cho hiệu quả cao hơn.
[at url=”https://shopee.vn/search?keyword=poner%2040tb”]Đặt mua viên sủi Poner 40TB tại đây >>[/at]
Cách sử dụng viên sủi trị thối nhũn 40TB
Pha 1 viên với 16 – 20 lít nước, phun lên toàn thân cây và lá.
Phun phòng bệnh chỉ 1 lần/ vụ. Có thể phun vào đất trước khi gieo trồng
Khi cây nhiễm bệnh phun 3 lần cách nhau 7 ngày.
Thuốc pha xong không để quá 24 giờ
Thời gian cách ly 3 ngày
Nên kết hợp vói benkona 2ml/lit nước sát trùng sẽ rất hiệu quả.
Nếu cây bệnh nặng: Bạn có thể pha với liều lượng đậm đặc hơn và chấm vào chỗ vết thương.
Lưu ý khi sử dụng:
Thuốc này bạn có thể pha chung với Kasumin để phổ trừ bệnh rộng hơn và tăng hiệu quả tác động, dập dịch khi dịch thối nhũn và nấm bùng phát mất kiểm soát.
Không nên lạm dụng và sử dụng thuốc quá liều, sẽ không tốt cho các loại lan có rễ nhỏ như dòng denrobium.
Nên phun thuốc vào sáng sớm cho hiệu quả rõ rệt nhất.
Độ độc nguy hiểm – bảo quản xa trẻ em – sử dụng đầy đủ trang bị thiết bị bảo hộ khi sử dụng và tuân thủ các quy định về an toàn động vật, môi trường.
Không dùng cho người, gia súc, gia cầm.
Bảo quản nơi khô thoáng tránh ánh nắng trực tiếp.
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Một số sơ cứu khi dính phải thuốc trị thối nhũn Poner – 40TB
Nếu hít phải thuốc: Đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng mát, thực hiện hô hấp nhân tạo, thở sâu. Nếu còn khó thở cần phải chở bệnh nhân đi bệnh viện.
Nếu thuốc dính vào da: Rửa sạch sẽ bằng xà phòng.
Thuốc dính vào mắt: Rửa mắt bằng nước sạch, không được nhỏ dầu, hỏi bác sĩ thuốc nhỏ mắt thích hợp.
Nếu nuốt phải: uống thật nhiều nước sau đó chở bệnh nhân đi viện càng sớm càng tốt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Physan 20SL điều trị thối nhũn
Sử dụng Physan 20SL chống thối nhũn cho lan rừng

[at url=”https://shopee.vn/search?keyword=physan%2020sl”]ĐẶT MUA PHYSAN 20SL tại đây[/at]
Khi mua lan rừng về, sau khi cắt hết các rễ chết, rễ khô, lá héo úa, lá bệnh chúng ta bắt đầu ngâm physan 20SL. Để xử lý lan rừng chống thối nhũn, chúng ta hòa tan Physan 20SL vào một chậu nước với liều lượng thấp hơn bao bì hướng dẫn một chút. Sau khi hòa tan vào nước, chúng ta ngâm ngập cây lan vào trong vòng 10 phút rồi vớt ra. Physan 20SL nhanh chóng thấm sâu vào cây lan nên chúng ta chỉ cần ngâm cây lan trong thời gian ngắn cũng có được hiệu quả cao. Mặt khác, Physan 20SL có hoạt tính mạnh nên chúng ta chỉ cần sử dụng một liều lượng nhỏ hơn để phòng chống thối nhũn.
Sai lầm khi sử dụng Physan 20SL sai cách
Sử dụng physan sai cách dẫn đến cây lan của bạn bị ảnh hưởng rất lớn. Nếu sử dụng Physan ngâm cây lan quá lâu, hiện tượng quá liều sẽ dẫn đến cây lan bị xuống lá. Xuống lá là hiện tượng cây lan bị vàng lá rồi rụng các lá chân, đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây khi không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng.
Chính vì vậy, chúng ta nên ngâm đúng liều và trong thời gian ngắn thôi nhé. Nếu sử dụng Physan quá liều, cây lan chịu tác động lớn hoạt tính dễ gây cháy lá, thậm chí có thể suy cây làm cây không thể phát triển được. Nếu bạn sử dụng Physan 20SL chống thối nhũn, sát khuẩn cho cây, hãy lưu ý những vấn đề này nhé!
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể phòng và trừ bệnh thối nhũn cho phong lan một cách hiệu quả nhất!
Xem thêm: