Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Diệt trừ rệp hại lan, thế nào mới mang lại hiệu quả cao?

Diệt trừ rệp hại lan, thế nào mới mang lại hiệu quả cao?

Nếu bạn nói trồng lan không bị nấm bệnh gì thì tôi không tin, không bệnh nặng thì bệnh nhẹ. Và khi các bạn mua giống cây lan về luôn tiềm ẩn những nguy cơ mầm bệnh từ nơi khác có khả năng lâu lan vào vườn lan của bạn. Một trong những loại bệnh gây khó chịu cho vườn lan đó chính là rệp. Hiện nay có nhiều loại rệp khác làm hại cây lan, vậy cách phát hiện và xử lý như thế nào?

Các loại rệp trên cây lan phổ biến hiện nay

Rệp là những loài có kích thước rất nhỏ, gây hại cho cây lan ( và các loại cây trồng khác) bằng cách chích hút dịch cây lan (trên lá, nụ hoa, giả hành, thân).  Và chúng ta dễ nhìn thấy rệp nhất ở các cây họ đậu, đỗ rất nhiều. Chúng sống bám dọc thân, thậm chí ở cả quả.

Rệp hiện nay được chia thành 2 loại phổ biến:

Rệp sáp dính: Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus và Saissetia

Rệp sáp bông: Pseudococcus, Planococcusvà Icerya purchasi.

Và trên cây lan có rất nhiều các loại rệp gây hại, có thể kể đến như rệp sáp, rệp vảy, rệp vảy ốc, rệp bông, rệp vừng, rệp sáp nắp vỏ trai….

Nhận biết một số đặc điểm gây hại của rệp trên lan:

Các loại rệp đều có một lớp sáp che chở cơ thể của chúng bên trong tạo nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, mầu sắc và kích thước khác nhau hoặc có thể là một lớp phấn trắng bao ngoài.

Với rệp sáp dính, có loại vỏ có thể tách rời khỏi cơ thể, có loại tạo thành lớp da bao bọc bên ngoài không tách rời.

Rệp sáp trên cây Cattleya
Rệp vảy trên lan Cattleya

Rệp sáp phát triển rất phức tạp, có loài có thể di chuyển, có loài chỉ ở nguyên một chỗ và chích hút chất dinh dưỡng ở cây lan.

Đa số các loài Rệp Sáp đều có chu kỳ sinh trưởng tương đối ngắn ( dưới 1 tháng), chúng có khả năng sinh sản cao, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con, nếu điều kiện môi trường thích hợp chúng sẽ nhân lên rất nhanh. Tất cả chúng đều gây hại bằng cách chích hút (ấu trùng và thành trùng Cái) lá, giả hành, thân, nụ hoa, cuống hoa.

Rệp vừng trên lan phi điệp rất phổ biến
Rệp vừng trên lan phi điệp rất phổ biến

Nếu chúng ta không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, cây lan nhiễm bệnh nặng sẽ trở nên vàng lá, rụng, giả hành bị khô, teo tóp lại và chết dần.  Nếu như trong quá trình tạo nụ, chúng tấn công nụ có thể sẽ tạo ra những bông hoa dị dạng, kém chất lượng. Bên cạnh đó từ vết chích hút của rệp còn là nguồn gốc của bệnh thối nâu do vi khuẩn xâm nhập và thậm chí là cả virut.

Rệp sáp bám và hút chuất dinh dưỡng từ cây lan
Rệp sáp bám và hút chuất dinh dưỡng từ cây lan

Đặc biệt, rệp hại lan đa số ở trong thời tiết nóng ẩm. Mật ngọt do rầy tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây lan.

Một số biện pháp phòng trừ hệp hại lan

Thường xuyên quan sát, theo dõi cây lan nhà bạn ở các vị trí đặc biệt như bẹ lá, ngọn cây, nụ hoa, mặt trên dưới của lá.

Nếu rệp ít, chúng ta có thể lấy nước rửa chén Sunlight pha loãng để phun cho cây. Nồng độ khuyến cáo là 1ml/ 1 lít nước và phun ở khoảng thời gian 9-10 giờ sáng. Với nước rửa chén, các loại rệp di chuyển được sẽ ngộp thở và chết. Với loại rệp sáp bám chặt vào thân cây, chúng ta sau khi phun có thể lấy bàn chải đánh răng có lông mềm đánh nhẹ là đi, hoặc ít hơn thì lấy móng tay cạo đi là xong. Với cách làm này chúng ta chỉ có thể phòng trừ được với số lượng giò lan ít, diện tích nhỏ.

Với số lượng nhiều mà bệnh nặng hơn, chúng ta cần tính đến biện pháp sử dụng thuốc trừ rệp chuyên dụng. Với nhiều lần sử dụng thuốc trị rệp khác nhau, tôi nhận thấy thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ mang lại hiệu quả rõ rệt với rệp sáp, loại cứng đầu nhất trong các loại rệp. Và bộ đôi song sát trị rệp không thể bỏ qua đó là MoventoSK Enspray 99EC.

SK Enspray 99EC

Dầu khoáng SK Enspray 99EC được dùng như thuốc trừ nhện, trừ các loại sâu hại (phổ rộng), đồng thời hạn chế một số bệnh hại và còn được dùng như chất hỗ trợ cho thuốc trừ sâu, trừ cỏ. Đối với sâu hại, dầu khoáng có tác dụng gây ngạt (do bịt lổ thở), thối trứng và thay đổi tập tính (ăn, đẻ trứng). Đối với bệnh hại, dầu ngăn cản sự nảy mầm của bào tử, hạn chế sự phát tán và phá vở màng tế bào bào tử.

Dầu khoáng SK Enspray 99EC

SK Enspray 99EC gây ngạt lỗ thở của loài rệp

Dầu khoáng SK Enspray 99EC là thuốc phổ rộng, hiệu quả cao trừ nhện, rệp sáp, các loại rầy, sâu vẽ bùa, ruồi trắng, rầy chổng cánh trên cây ăn trái, cây công nghiệp, rau, cây cảnh, cây trồng trong nhà lưới.

Dầu khoáng SK Enspray 99EC không gây hiệu ứng kháng thuốc, thuộc nhóm độc IV, không độc hại cho cây trồng, an toàn cho người, tôm, cá, ít hại thiên địch, không để lại dư lượng trên nông sản, phù hợp cho chương trình IPM và sản xuất nông sản sạch.

Thời gian cách ly: 2 ngày.

Sử dụng:

Dầu khoáng SK Enspray 99EC pha nước với nồng độ 0,5% (80 ml cho 1 bình 16 lít nước). Phun ướt đều lên mặt dưới lá, kẽ lá và mặt trên lá, phủ đều lên rệp, nhện đỏ…

Tham khảo: https://shorten.asia/z77B21Sn

Movento 150 OD

– Movento là thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác động vị độc, lưu dẫn hai chiều. Thuốc có hiệu quả cao, kéo dài trên côn trùng chích hút & các loại côn trùng khác (rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ…).

Movento 150 OD tiêu diệt rệp hiệu quả
Movento 150 OD tiêu diệt rệp hiệu quả

– Moventon có tính chuyên biệt cao, chỉ diệt côn trùng khi thuốc đã được cây trồng hấp thu và côn trùng chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây trồng. Do đó, Movento rất thân thiện với môi trường và ít ảnh hưởng đến các loại thiên địch. Thuốc được đăng ký sử dụng trên rau, cây ăn trái…tại Mỹ, Châu Âu và nhiều nước trên thế giới.

Công dụng và lợi ích:

– Thuốc có khả năng tìm diệt côn trùng gây hại ẩn núp hoặc khi phun không trúng thuốc (phun trên tán lá diệt được côn trùng gây hại ở phần rễ hoặc trên ngọn xa tầm phun thuốc)

– Giảm được chi phí & công phun do hiệu quả cao và kéo dài.

– Phun trên tán lá diệt côn trùng phá hoại ở phần rễ, nên không cần phải đổ thuốc xuống gốc.

– Thuốc không gây hại kiến vàng nên rất phù hợp cho quản lý dịch hại (IPM) trên cây bưởi (cây có múi)

Hai loại thuốc trên đều không mùi, độc rất nhẹ. Phù hợp cho việc phòng trừ côn trùng cho lan khi trồng lan trong khuôn viên sân vườn sát nơi ở.

Có một số bạn bảo thuốc không có tác dụng? Thật ra là tác dụng chậm. Phải phun nhiều lần mới hiệu quả.

Tuần phun 1 lần, ít nhất 3-6 lần khi trị rầy, rệp, sâu và nhện… Khi phòng bệnh thì nên nửa tháng phun 1 lần vào lúc chiều mát. Không nên phun sáng!

Tham khảo sản phẩm tại đây!

Tham khảo: danchoilan

Xem thêm:

Loading...