Trầm rồng đỏ được giới chơi lan ưa chuộng bởi sắc tím, đỏ đậm, rất thơm và thân dài vượt trội so với các giống lan trầm rừng Việt Nam. Vậy mặt hoa trầm rừng như thế nào? Vẻ đẹp của chúng ra sao mà nhiều người lại say mê đến vậy?
Nhận biết lan trầm rồng đỏ
Tên khoa học: Den Nestor Red Dragon
Trầm rồng đỏ là giống lan lai tạo giữa giả hạc và song hồng, là loại lan cao cấp có xuất xứ từ Đài Loan, thường ra hoa và nở vào mùa xuân.
Lan trầm rồng đỏ có thân mập như ngón tay cái, chiều dài lên tới 50 cm hoặc hơn.
Chúng phát triển mãnh liệt và cho hoa dọc thân với những bông hoa màu tím đỏ đặc trưng rực rỡ. Cây thường ra hoa vào mùa xuân, lúc này các lá già đã rụng hết và mầm gốc bắt đầu mọc lên.
Đặc điểm sinh sống của lan trầm rồng đỏ
Lan trầm rồng đỏ ưa khí hậu nóng, nhiệt độ ban ngày thích hợp ở khoảng 25-30 độ, ban đêm ở vào khoảng 15-23 độ.
Cây ưa ánh sáng và có thể chịu nắng rất tốt. Tuy nhiên không nên cho cây ăn nắng 100% dễ bị cháy lá.
Cây ưa ẩm ở khoảng 75 đến 80%.
Xem ngay giá lan trầm rồng đỏ tại đây!
Cách trồng lan trầm rồng đỏ
Trầm rồng đỏ cũng là loài lan thân thòng nên cách trồng cũng tương tự như các loại lan trầm rừng, phi điệp…
Thời gian lý tưởng để trồng cây lan trầm rồng đỏ là khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Đây là thời gian nghỉ nên cây không bị chột rễ.
Trồng lan trầm rồng đỏ vào chậu:
Loại chậu: bất cứ loại chậu nào cũng được, tuy nhiên kích thước không cần quá to và phải đảm bảo thoát nước tốt. Chậu đẹp nhất để trồng lan trầm rồng đỏ chính là chậu đất nung và chậu gỗ.
Giá thể: vỏ thông, dớn vụn, đá bọt có xem lẫn chút dớn tổ quạ và xơ dừa giúp cây phát triển tốt nhất.
Tiến hành: Lót một vài miếng xốp xuống đáy chậu, sau đó rải vỏ thông và dớn vụn lên. Đặt cây vào chính giữa chậu và lấp tiếp giá thể. Lưu ý chúng ta nên trồng gốc của chúng nổi lên một chút. Bề mặt chậu có thể cho thêm một chút dớn hoặc vụn dừa để giữ ẩm cho cây.
Trồng lan trầm rồng đỏ vào gỗ, lũa
Cách này cây phát triển chậm lớn hơn nhưng được cái bộ rễ khỏe mạnh và ít bệnh hơn. Bạn xử lý giá thể và tiến hành ghép như bình thường, cố định gốc và giữ ẩm cho cây hằng ngày.
Cách chăm sóc hoàng thảo trầm rồng đỏ
Để cây ra hoa cần có một nhiệt độ lạnh để kích thích mầm hoa từ 15 đến 20 độ và kéo dài từ 3 đến 7 tuần.
Cây ưa ẩm ở khoảng 75-80%, chế độ nước tưới 2 lần/ ngày. Khi bước vào mùa nghỉ ( từ mùa thu trở đi), lá cây vàng và có biểu hiện rụng thì tưới nước ít đi.
Vào mùa xuân khi cây bắt đầu nhú mầm gốc, thời tiết ấm lên thì lại bắt đầu tưới phun sương ẩm gốc cho cây.
Phân bón cho lan trầm rồng đỏ, chúng ta có thể sử dụng loại phân bón 30-10-10 hoặc 20-20-20 cho cây hoặc phân bón tan chậm kết hợp với bón lá.
Khi phát hiện cây có biểu hiện đứng ngọn, lá bắt đầu vàng thì bón phân 10-30-20 và phun thuốc 0-50-0 để kích thích cho cây ra nụ.
Trên đây là toàn bộ cách trồng lan trầm rồng đỏ, quá đơn giản phải không nào! Đây là loài lan đẹp, hoa bền, rực rỡ nên bạn có chơi lan thì đừng bỏ qua giống lan này nhé!
Xem thêm:
- Cách xử lý vỏ thông trồng lan
- Các bước xử lý dớn trồng lan: https://chamlan.com/don-trong-lan/
- Cách trồng lan phi điệp