Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Lan đuôi chồn và cách nhận biết lan đuôi chồn như thế nào

Lan đuôi chồn và cách nhận biết lan đuôi chồn như thế nào

Giò lan đuôi chồn nhiều bông cực đẹp

Lan đuôi chồn nhận biết như thế nào vẫn là một câu hỏi mà nhiều người không biết, thậm chí có nhiều người mới chơi rất hay nhầm lẫn lan đuôi chồn với lan đuôi cáo ( chắc có chung từ đuôi) hay với lan đai châu ( chắc nhầm lẫn do hình thái cây và hoa khá giống nhau). Lan đuôi chồn ở Việt Nam có rất nhiều nên cũng rất phổ biến trong vườn nhà. Vậy lan đuôi chồn nhận biết như thế nào?

Giò lan đuôi chồn nhiều bông cực đẹp

Giò lan đuôi chồn nhiều bông cực đẹp

Lan đuôi chồn còn có tên gọi khác là sóc ta

Đuôi chồn có tên tiếng Anh là Rhynchostylis Retusa, cùng loại lan với ngọc điểm ( đai châu). Lan đuôi chồn phân bố ở những vùng rừng đất thấp hơn 700m trên mực nước biển.

Mẹo: Quý bạn chơi lan, cần mua giống lan Hồ Điệp, có thể Đặt Hàng ở đây nhé >>

Chúng ta có thể tìm thấy đuôi chồn ở nhiều nước chứ không riêng gì ở Việt Nam như Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Sri Lanka và cả Ấn Độ. Ở Việt Nam, lan đuôi chồn chủ yếu bám trên những cây bằng lăng cổ thụ khu vực miền núi Tây Bắc.

Đuôi chồn phân bố ở nhiều nước trên thế giới

Đuôi chồn phân bố ở nhiều nước trên thế giới

Đuôi chồn là loài lan đơn thân sống lâu năm. Trong tự nhiên, lan đuôi chồn sống bám vào thân cây gỗ trong rừng để hút chất dinh dưỡng từ môi trường và nước mưa. Lưu ý rằng lan sống bám vào thân cây chứ không phải hút chất từ cây mà sống nhé!

Người chơi lan thường gọi lan đuôi chồn là sóc ta. Chúng ta phải nhớ cái tên này để phân biệt với loại lan sóc lào rất dễ nhầm lẫn.

=> Có thể bạn muốn biết: Ý nghĩa của Hoa Hướng Dương

Đặc điểm hình thái lan đuôi chồn (sóc ta)

Một bụi lan đuôi chồn

Một bụi lan đuôi chồn

Đuôi chồn có các sọc trắng chạy dọc dưới lá. Mặt dưới của lá màu nhạt hơn so với mặt trên, lá khum hình chữ V chứ không mở rộng xòe như đai châu. Cây có các lá xếp đối xứng nhau, đầu lá chia thành hai thùy khá nhọn. Lá sóc ta dày và cứng, mọng nước.

Đuôi chồn giống

Đuôi chồn giống

Thân cây cứng cáp, thường mọc dựng đứng lên chứ không thả thân thòng xuống như quế hay tam bảo sắc.

Rễ cây đuôi chồn to và dài khá giống đai châu chứ không nhỏ như rễ đuôi cáo. Lan đuôi chồn dễ trồng và giá khá rẻ, bạn nên sưu tầm cho bộ sưu tập lan của mình. Giá lan đuôi chồn hiện nay ( năm 2020) dao động ở khoảng 150-180k/kg đủ để ghép từ 2-3 giò lan đẹp.

Đuôi chồn và đặc tính ra hoa

Đuôi chồn cho hoa khi cây đã cứng cáp và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đó mầm hoa được phân hóa và thường cho hoa trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên thời gian nở hoa có thể lệch đi một chút hoặc 1 tháng so với bình thường.

Lan đuôi chồn đẹp quá, Đặt Hàng ngay, tại đây >>

Những chùm hoa dài thướt tha màu trắng tím mọc từ các nách lá mang theo mùi hương hôi hôi đặc trưng của đuôi chồn. Chùm hoa đuôi chồn dài khoảng 30 đến 45 cm, mỗi bông nhỏ xếp sát nhau tạo thành hình một chiếc đuôi rất đẹp, đuôi chồn. Những bông hoa có kích thước khoảng 1,5 đến 2cm, cánh hoa bao gồm các chấm tím, riêng phần lưỡi tím hết.  Tuy nhiên, đuôi chồn có bông nhiều chấm tím, bông ít chấm tím, bông tím đậm, bông tím nhạt khá đa dạng.

Chính giữa bông hoa có hai mắt nhỏ màu đỏ đỏ mọc đối xứng nhau, ở giữa hai mắt là hình một chiếc mỏ nhọn, nhìn tổng thể bông hoa rất giống một chú chim đang chuẩn bị đậu xuống sân cực đẹp.

Dưới đây là một số hình ảnh lan đuôi chồn, các bạn nhìn kĩ để phân biệt lan đuôi chồn với các loại lan khác nhé:

Đuôi chồn hay còn gọi là sóc ta

Đuôi chồn hay còn gọi là sóc ta

Những chùm lan đuôi chồn thả xuống nhìn cực đẹp

Những chùm lan đuôi chồn thả xuống nhìn cực đẹp

Một bông lan đuôi chồn đột biến màu trắng

Một bông lan đuôi chồn đột biến màu trắng

Cây lan đuôi chồn

Cây lan đuôi chồn

Cận cảnh một chậu lan đuôi chồn

Cận cảnh một chậu lan đuôi chồn

Cận cảnh một chùm lan đuôi chồn

Cận cảnh một chùm lan đuôi chồn

Có nhiều bạn rất hay nhầm lẫn đuôi chồn với lan đuôi cáo.

Cách trồng lan đuôi chồn như thế nào?

Phong lan đuôi chồn tương đối dễ trồng và bất cứ vùng miền nào, nếu đảm bảo tiểu khí hậu phù hợp là bạn đều có thể chơi. Lan đuôi chồn có thể trồng trong chậu hay ghép gỗ, ghép lũa đều được. Nếu bạn chăm tưới, vườn đủ ẩm có thể ghép gỗ hoặc lũa cho đẹp, nếu không đáp ứng được độ ẩm thường xuyên, trồng chậu sẽ là một phương án tốn hơn giúp cây phát triển thuận lợi.

Giá thể:

Giá thể gỗ, vỏ thông, than củi, đá bọt, viên đất nung,… các bạn hãy xử lý diệt nấm trước khi trồng.

Nếu trồng chậu, chamlan.com khuyên các bạn nên dùng chậu gỗ hoặc chậu đất nung đều được. Chậu nhựa chỉ thích hợp cho nhà vườn giúp tiết kiệm chi phí, dễ vận chuyển và tiết kiệm không gian trồng cây. Do vậy nếu bạn trồng cây để chơi lâu dài nên sử dụng chậu gỗ là tốt nhất.

Nếu trồng gỗ lũa, bạn nên xử lý bằng nước vôi trong trước khi tròng cây.

Xử lý giống

Lan đuôi chồn khi mới mua về, các bạn hãy xử lý theo các bước sau đây:

Bước 1: Dùng dây treo ngược cây lên chỗ mát, thoáng gió cho quen với môi trường ở vườn khoảng 1 ngày. Nếu bạn mua lan giò thuần rồi thì về chỉ việc treo, tránh tước nước luôn. Nếu mua lan gần nhà thì có thể bỏ qua bước này. Bước này nhằm tránh cây sốc môi trường sau quá trình vận chuyển xa mà thôi.

Bước 2:  Dùng kéo sắc cắt hết phần lá héo úa, rễ thối, rễ chết, sau đó dùng keo liền sẹo bôi vào vết thương hở của cây.

Bước 3: Chờ keo liền sẹo khô hoàn toàn, chúng ta bắt đầu ngâm thuốc kích rễ + diệt nấm bệnh cho cây. Các bạn có thê rkeets hợp Physan 20SL hoặc Ridomil Gold để khử nấm bệnh, Vitamin B1 hoặc n3m để kích rễ cho cây. Ngoài ra, chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1 có thể giúp bạn xử lý cây lan trước khi trồng một cách đơn giản hơn. Công đoạn này các bạn có thể ngâm cây trong 20-30 phút là được.

Bước 4: Tiếp tục treo ngược cây lan lên nơi thoáng mát, tránh mưa nắng trực tiếp. Sau 1 ngày bạn có thể mang cây ra trồng.

Trồng lan đuôi chồn

Cũng tương tự các loài lan đơn thân khác, bạn cứ ghéo thoải mái theo ý thích của mình, tuy nhiên lan đuôi chồn trồng bạn cần lưu ý để ngọn cây hướng lên trên, gốc phải thoáng, không được lấp gốc.

Bạn có thể dùng dây thít nhựa để cố định cây hoặc bắn đinh vít cố định đều được, miễn đảm bảo các tiêu chí trên.

Chế độ chăm sóc lan sóc ta

Phong lan sóc ta tương đối ưa ẩm, do đó bạn nên thực hiện chế độ tưới ngày 1 hoặc 2 lần cho cây tùy vào khí hậu vườn nhà. Nếu bạn trồng chậu thì ngày nên tưới 1 lần, nếu trồng gỗ hoặc lũa thì ngày tưới 2 lần sáng – tối là ổn. Cây rất ướt ẩm nên bạn có thể tăng độ ẩm của không khí xung quanh lên bằng cách tưới ướt nền.

Chế độ phân bón: Vì thuộc dòng giáng hương nên cây cần hàm lượng phân bón tương đối cao. Bạn có thể sử dụng phân dê hoặc phân chùn quế cho cây. Ngoài ra kết hợp sử dụng phân bón lá dạng phun sương cho cây hấp thụ tốt hơn.

Trong thời gian cây chưa ra rễ, chỉ phun Vitamin B1 Grow more, định kì 3 ngày/ lần nồng độ 1-2ml/2.5 l nước. Sau khi cây đã ra được rễ mới, ta thực hiện bón phân  30-10-10 + TE grow more, liều lượng 1g/ 4 lít nước, phun ướt, cả 2 mặt lá, từ tháng 4-10. Đồng thời vẫn duy trì phun B1.

Trong tháng 9 thực hiện phun phân bón  6-30-30+TE grow more, nồng độ 1g/4lit. Từ tháng 10 trở đi, không bón và để cây chịu hoàn toàn điều kiện tự nhiên.

Chế độ ánh sáng: Cây ưa sáng, nên cho cây ăn nắng từ 70-80% ánh nắng tự nhiên. Tuy nhiên không được cho cây ăn nắng trực tiếp, tốt hơn hết là nên dưới 1 lớp lưới đen.

Phun thuốc phòng nấm bệnh định kì cùng với các loại lan khác trong giàn.

Mùa đông, chúng ta giảm lượng nước tưới và không bón phân kích thích hình thành mầm hoa phát triển.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về loài lan đuôi chồn này, chúc các bạn có những giò lan thật đẹp trưng bày trong ngôi nhà của mình.

Bạn yêu thích Lan đuôi chồn có thể tham khảo giá mua tại đây.

Tham khảo giá lan đuôi chồn >>

Xem thêm:

Loading...